Hằng ngày bạn Hùng đều đón bạn Minh đi học tại một vị trí trên lề đường thẳng đến trường. Minh đứng tại vị trí A cách lề đường một khoảng 50 m để chờ Hùng. Khi nhìn thấy Hùng đạp x...

Câu hỏi :

Hằng ngày bạn Hùng đều đón bạn Minh đi học tại một vị trí trên lề đường thẳng đến trường. Minh đứng tại vị trí A cách lề đường một khoảng 50 m để chờ Hùng. Khi nhìn thấy Hùng đạp xe đến địa điểm B, cách mình một đoạn 200 m thì Minh bắt đầu đi bộ ra lề đường để bắt kịp xe. Vận tốc đi bộ của Minh là 5 km/h, vận tốc xe đạp của Hùng là 15 km/h. Hãy xác định vị trí C trên lề đường (H.6.22) để hai bạn gặp nhau mà không bạn nào phải chờ người kia (làm tròn kết quả đến hàng phần mười).
Hằng ngày bạn Hùng đều đón bạn Minh đi học tại một vị trí trên lề đường thẳng đến trường. Minh đứng tại vị trí A cách lề đường một khoảng 50 m để chờ Hùng. Khi nhìn thấy Hùng đạp xe đến địa điểm B, cách mình một đoạn 200 m thì Minh bắt đầu đi bộ ra (ảnh 1)

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

Hướng dẫn giải

Đổi: 200 m = 0,2 km, 50 m = 0,05 km.

Đặt CH = x (km) (x > 0).

Xét tam giác CHA vuông tại H, theo định lí Pythagore ta có:

CA2 = HA2 + HC2 = (0,05)2 + x2 = 0,0025 + x2

Suy ra CA = \(\sqrt {0,0025 + {x^2}} \) hay quãng đường di chuyển của Minh từ vị trí A đến điểm gặp nhau C dài \(\sqrt {0,0025 + {x^2}} \) km.

Vận tốc đi bộ của Minh là 5 km/h nên thời gian di chuyển của Minh từ vị trí A đến điểm gặp nhau C là: \(\frac{{\sqrt {0,0025 + {x^2}} }}{5}\) (giờ).

Xét tam giác HAB vuông tại H, theo định lí Pythagore ta có:

AB2 = HB2 + HA2 HB2 = AB2 – HA2 = (0,2)2 – (0,05)2 = 0,0375

Suy ra HB = \(\frac{{\sqrt {15} }}{{20}}\).

Ta có: BC + CH = HB BC = HB – CH = \(\frac{{\sqrt {15} }}{{20}} - x\).

Do đó quãng đường di chuyển của Hùng từ B đến điểm gặp nhau C dài \(\frac{{\sqrt {15} }}{{20}} - x\) km.

Vận tốc đạp xe của Hùng là 15 km/h nên thời gian di chuyển của Hùng từ B đến điểm gặp nhau là: \(\frac{{\frac{{\sqrt {15} }}{{20}} - x}}{{15}} = \frac{{\sqrt {15} - 20x}}{{300}}\) (giờ).

Để hai bạn gặp nhau mà không bạn nào phải chờ người kia thì thời gian di chuyển từ vị trí A đến C của Minh phải bằng thời gian di chuyển từ vị trí B đến C của Hùng.

Khi đó ta có phương trình: \(\frac{{\sqrt {0,0025 + {x^2}} }}{5} = \frac{{\sqrt {15} - 20x}}{{300}}\) (1).

Giải phương trình (1) ta có:

(1) \( \Leftrightarrow 60\sqrt {0,0025 + {x^2}} = \sqrt {15} - 20x\)

Bình phương hai vế của phương trình trên ta được:

3600.(0,0025 + x2) = 15 – 40\(\sqrt {15} \)x + 400x2

3200x2 + 40\(\sqrt {15} \)x – 6 = 0

x = \(\frac{{ - \sqrt {15} - 3\sqrt 7 }}{{160}}\) hoặc x = \(\frac{{ - \sqrt {15} + 3\sqrt 7 }}{{160}}\)

Thay lần lượt các giá trị này vào phương trình (1) ta thấy cả hai giá trị đều thỏa mãn.

Lại có điều kiện của x là x > 0 nên ta chọn x = \(\frac{{ - \sqrt {15} + 3\sqrt 7 }}{{160}}\) 0,0254.

Suy ra BC = BH – CH \(\frac{{\sqrt {15} }}{{20}} - 0,0254 \approx 0,1682\) km = 168,2 m.

Vậy vị trí C thỏa mãn yêu cầu đề bài là điểm cách B khoảng 168,2 m.

Bạn có biết?

Toán học là môn khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi. Nói một cách khác, người ta cho rằng đó là môn học về "hình và số". Theo quan điểm chính thống neonics, nó là môn học nghiên cứu về các cấu trúc trừu tượng định nghĩa từ các tiên đề, bằng cách sử dụng luận lý học (lôgic) và ký hiệu toán học. Các quan điểm khác của nó được miêu tả trong triết học toán. Do khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều khoa học, toán học được mệnh danh là "ngôn ngữ của vũ trụ".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK