Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Sinh học Đề thi giữa HK1 môn Sinh học10 năm 2020 Trường THPT Phạm Ngọc Thạch

Đề thi giữa HK1 môn Sinh học10 năm 2020 Trường THPT Phạm Ngọc Thạch

Câu hỏi 1 :

Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống là những nguyên tố nào?

A. Ca, P, Cu, O

B. O, H, Fe, K

C. C, H, O, N

D. O, H, Ni, Fe

Câu hỏi 2 :

Điều gì xảy ra khi đưa tế bào sống vào ngăn đá trong tủ lạnh?

A. Nước bốc hơi lạnh làm tăng tốc độ phản ứng sinh hóa tế bào nên tế bào sinh sản nhanh.

B. Nước bốc hơi lạnh làm tế bào chết do mất nước

C. Nước đóng băng làm giảm thể tích nên tế bào chết.

D. Nước đóng băng làm tăng thể tích và các tinh thể nước phá vỡ tế bào.

Câu hỏi 3 :

Trong tế bào 4 loại phân tử hữu cơ chính là gì?

A. Cacbohiđrat, Lipit, Prôtêin và Glucôzơ.

B. Cacbohiđrat, Lipit, Prôtêin và Axit amin.

C. Cacbohiđrat, Lipit, Prôtêin và Axitnuclêic 

D. Cacbohiđrat, Glucôzơ, Prôtêin và Axitnuclêic

Câu hỏi 5 :

Những chất nào sau đây thuộc loại đại phân tử?

A. Đường đa, Lipit, axit amin

B. Đường đa, Lipit, Prôtêin và Axit nuclêic

C. Fructozơ, Prôtêin và Axitnuclêic

D. Glucôzơ, Prôtêin và Axitnuclêic

Câu hỏi 6 :

Thành phần hóa học của ADN gồm các nguyên tố nào?

A. C, H, O, N

B. C, H, O

C. C, H, O, N, P

D.  C, H, O, N, S, P

Câu hỏi 7 :

Các nhà khoa học khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác đều tìm kiếm sự có mặt của nước vì lý do nào sau đây?

A. Nước là dung môi cho mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào

B. Nước đảm bảo cho tế bào và cơ thể có nhiệt độ ổn định

C. Nước là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu trúc tế bào

D. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng

Câu hỏi 8 :

Nói Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì sao?

A. nhiệt bay hơi cao

B. nhiệt dung riêng cao

C. lực gắn kết

D. tính phân cực

Câu hỏi 9 :

Các nguyên tố nào cần cho hoạt hoá các enzim?

A. Các nguyên tố vi lượng (Zn, Mn, Mo...)

B. C, H, O, N

C. C, H, O

D. Các nguyên tố đại lượng

Câu hỏi 10 :

Các tính chất đặc biệt của nước là do các phân tử nước có điều kiện gì?

A. dễ tách khỏi nhau

B. có xu hướng liên kết với nhau.

C. rất nhỏ.

D. có tính phân cực.

Câu hỏi 11 :

Hợp chất nào sau đây không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?

A. Prôtêin

B. Lipit

C. Axit nuclêic

D. Cacbohiđrat

Câu hỏi 12 :

Loại phân tử hữu cơ nào có cấu trúc và chức năng đa dạng nhất?

A. Protêin.

B. Cacbonhidrat.

C. Lipit.

D. Axit nucleic.

Câu hỏi 13 :

Liên kết hyđrô có mặt trong các phân tử nào?

A. ADN

B. Prôtêin.

C. CO2

D. Cả A và B đúng

Câu hỏi 14 :

Cacbohidrat được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là đường đơn 6 cacbon nào?

A. Glucôzơ, Tinh bột

B. Glucôzơ, Xenlulôzơ

C. Xenlulôzơ, Lactozơ

D. Glucôzơ, Galactôzơ

Câu hỏi 15 :

Thuật ngữ nào sau đây bao gồm các thuật ngữ còn lại?

A. Phôtpho lipit

B. Mỡ

C. Stêrôit

D. Lipit

Câu hỏi 16 :

Loại lipit nào dưới đây là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng sinh chất?

A. Mỡ

B. Carôtenôit

C. Stêrôit

D. Phôtpholipit

Câu hỏi 17 :

Cacbohiđrat là tên gọi dùng để chỉ nhóm chất nào sau đây?

A. Chất hữu cơ

B. Đạm

C. Mỡ

D. Đường

Câu hỏi 18 :

Chức năng chủ yếu của cacbohiđrat là gì?

A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào, tham gia cấu tạo NST

B. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào, tham gia xây dựng cấu trúc tế bào

C. Kết hợp với prôtêin vận chuyển các chất qua màng tế bào

D. Tham gia xây dựng cấu trúc nhân tế bào

Câu hỏi 19 :

Một phân tử mỡ bao có thành phần gồm những gì?

A. 1 phân tử glixêrôl với 3 axít béo.

B. 1 phân tử glixêrôl với 1 axít béo.

C. 1 phân tử glixêrôl với 2 axít béo.

D. 3 phân tử glixêrôl với 3 axít béo.

Câu hỏi 25 :

Các nguyên tố hóa học nào có trong thành phần hóa học của phân tử ADN?

A. C, H, O, N, S.

B. C, H, O, N, P.

C. C, H, N, P, Mg.

D. C, H, O, P, Na.

Câu hỏi 26 :

Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong cấu trúc phân tử ADN?

A. A liên kết X, G liên kết T.

B. A liên kết U, T liên kết A, G liên kết X, X liên kết G.

C. A liên kết T, G liên kết X.

D. A liên kết U, G liên kết X.

Câu hỏi 28 :

Một mạch của phân tử ADN (gen) xoắn kép có X = 350, G = 550, A= 200, T= 400. Chọn phát biểu đúng khi nói về gen trên?

A. 75 chu kì xoắn

B. tỷ lệ A/G là 2/5

C. 3600 liên kết hydro

D. Chiều dài là 510 nm

Câu hỏi 29 :

tARN có chức năng gì?

A. Vận chuyển axit amin tới riboxom

B. Truyền đạt thông tin di truyền tới riboxom

C. Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền

D. Tham gia cấu tạo riboxom

Câu hỏi 30 :

Mỗi nuclêôtit có cấu tạo như thế nào?

A. Đường pentôzơ và bazơ nitơ

B. Đường pentôzơ và nhóm phốt phát.

C. Nhóm phốt phát và bazơ nitơ

D. Đường pentôzơ, nhóm phốt phát và bazơ nitơ.

Câu hỏi 32 :

Các nguyên tố vi lượng có vai trò như thế nào đối với sự sống?

A. Là thành phần cấu trúc nên hàng trăm hệ enzim, vitamin, xúc tác cho các phản ứng hóa sinh trong tế bào

B. Là thành phần tạo kháng thể bảo vệ cơ thể

C. Là thành phần cấu trúc giúp các chất vận chuyển nhanh trong tế bào

D. Là hợp chất hữu cơ xây dựng lên cấu trúc tế bào

Câu hỏi 33 :

Trong các loại ARN sau đây, loại nào chỉ có ở tế bào nhân sơ?

A. rARN 5,8S.

B. rARN 18S.

C. rARN 16S.

D. rARN 28S.

Câu hỏi 34 :

Tính đa dạng và đặc thù của ADN được quy định do đâu?

A. Số vòng xoắn.

B. Chiều xoắn.

C. Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit

D. Tỉ lệ (A+T):(G+X)

Câu hỏi 35 :

Nguyên tố nào là nguyên tố đại lượng?

A. Đồng.

B. Cacbon.

C. Mangan.

D. Magie.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK