Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý 125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử cơ bản !!

125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử cơ bản !!

Câu hỏi 1 :

Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ

A. các proton.

B. các nơtron.

C. các electron.

D. các nuclon.

Câu hỏi 2 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hạt nhân nguyên tử?

A. Hạt nhân có nguyên tử số Z thì chứa Z prôtôn.

B. Số nuclôn bằng số khối A của hạt nhân.

C. Số nguồn N bằng hiệu số khối A và số prôtôn Z.

D. Hạt nhân trung hòa về điện

Câu hỏi 3 :

Đơn vị MeV/c2 có thể là đơn vị của đại lượng vật lý nào sau đây?

A. khối lượng

B. năng lượng

C. động lượng

D. hiệu điện thế

Câu hỏi 4 :

Nhân Uranium có 92 proton và 143 notron kí hiệu nhân là

 A.  U92327

B.  U92237

C.  U23592

D.  U92143

Câu hỏi 5 :

Các hạt nhân đồng vị là những hạt nhân có

A. cùng số nuclôn nhưng khác số prôtôn.

B. cùng số nơtron nhưng khác số prôtôn.

C. cùng số nuclôn nhưng khác số nơtron.

D. cùng số prôtôn nhưng khác số nơtron.

Câu hỏi 6 :

Chọn phát biểu đúng khi nói về hạt nhân.

A. Bán kính hạt nhân tỉ lệ với số nuclôn.

B. Tính chất hóa học phụ thuộc vào số khối.

C. Các hạt nhân đồng vị có cùng số nơtron.

D. Điện tích hạt nhân tỉ lệ với số prôtôn.

Câu hỏi 7 :

Chọn phát biểu đúng.

A. Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân có cùng nguyên tử số nhưng khác số prôtôn.

B. Hạt nhân có kích thước rất nhỏ so với nguyên tử.

C. Hạt nhân có năng lượng liên kết càng lớn thì càng bền vững.

D. Lực hạt nhân tác dụng trong khoảng kích thước nguyên tử.

Câu hỏi 8 :

Chọn câu sai.

A. Một mol nguyên tử (phân tử) gồm NA nguyên tử (phận tử) NA = 6,022.1023.

B. Khối lượng của 1 mol ion H+ bằng 1 gam.

C. Khối lượng của 1 mol N2 bằng 28 gam.

D. Khối lượng của 1 nguyên tử cacbon bằng 12 gam.

Câu hỏi 10 :

Trong hạt nhân nguyên tử thì:

A. Số nơtron luôn nhỏ hơn số proton

B. Điện tích hạt nhân là điện tích của nguyên tử.

C. Số proton bằng số nơtron

D. Khối lượng hạt nhân coi bằng khối lượng nguyên tử

Câu hỏi 11 :

Hạt nhân C1735l có

A. 35 nơtron.

B. 35 nuclôn. 

C. 17 nơtron.

D.  18 prôtôn.

Câu hỏi 12 :

Bản chất lực tương tác giữa các nuclon trong hạt nhân là

A. lực tĩnh điện

B. lực hấp dẫn

C. lực từ

D. lực tương tác mạnh

Câu hỏi 13 :

Hãy chọn câu đúng.

A. Trong ion đơn nguyên tử số proton bằng số electron.

B. Trong hạt nhân số proton phải bằng số nơtron.

C. Trong hạt nhân (trừ các đồng vị của Hiđro và Hêli) số proton bằng hoặc nhỏ hơn số nơtron.

D. Lực hạt nhân có bán kính tác dụng bằng bán kính nguyên tử.

Câu hỏi 14 :

Hai hạt nhân T13H23e có cùng

A. số prôtôn. 

B.  điện tích.

C. số nơtron.

D. số nuclôn.

Câu hỏi 15 :

So với hạt nhân S1429i ,hạt nhân C2040a  có nhiều hơn

A. 5 nơtrôn và 6 prôtôn.

B. 11 nơtrôn và 6 prôtôn.

C. 6 nơtrôn và 5 prôtôn.

D. 5 nơtrôn và 12 prôtôn.

Câu hỏi 16 :

Phạm vi tác dụng của lực tương tác mạnh trong hạt nhân là

A. 10-15 m

B. 10-8 m

C. 10-10  m

D. Vô hạn

Câu hỏi 17 :

Nguyên tử của đồng vị phóng xạ U92235 có:

A. 92 electrôn và tổng số prôtôn và electrôn bằng 235.

B. 92 prôtôn và tổng số nơtron và electrôn bằng 235.

C. 92 nơtron và tổng số nơtron và prôtôn bằng 235.

D. 92 nơtron và tổng số prôtôn và electrôn bằng 235.

Câu hỏi 18 :

Phát biểu nào sai khi nói về năng lượng liên kết và năng lượng liên kết riêng?

A. Năng lượng liên kết có trị số bằng năng lượng cần thiết để tách hạt nhân thành các nuclôn riêng.

B. Năng lượng liên kết là đại lượng đặc trưng cho mức độ bền vững của các hạt nhân.

C. Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết tính cho một nuclôn.

D. Năng lượng liên kết có trị số bằng tích độ hụt khối của hạt nhân với bình phương vận tốc ánh sáng c2.

Câu hỏi 19 :

Độ hụt khối của hạt nhân nguyên tử được xác định

A. [Z.mp + (A - Z).mn] + m

B. [Z.mp + (A + Z).mn] - m

C. [Z.mp + (A + Z).mn] + m

D. [Z.mp + (A - Z).mn] - m

Câu hỏi 20 :

Hạt nào sau đây có độ hụt khối khác không?

A. hạt α

B. pôzitron. 

C. prôtôn.

D. Êlectron

Câu hỏi 21 :

Năng lượng liên kết của hạt nhân nguyên tử được xác định

A. E = m.c2

B. E = m.c2

C. E = m.c

D. E = m2.c2

Câu hỏi 22 :

Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về đơn vị khối lượng nguyên tử. Trị số của đơn vị khối lượng nguyên tử u bằng

A. 1/12 khối lượng đồng vị Cacbon 

B. 12 lần khối lượng đồng vị Cacbon  

C. khối lượng đồng vị Cacbon 

D. 12 lần khối lượng đồng vị Cacbon 

Câu hỏi 23 :

Chọn hệ thức đúng liên hệ giữa các đơn vị năng lượng   

A.  1MeV = 1,6.10-19 J

B. MeV = 1,07356.10-3MeV

C. 1uc2 = 931,5 MeV = 1,49.10-10 

D. 1MeV = 931,5 uc2

Câu hỏi 24 :

Tìm phát biểu sai về năng lượng liên kết

A. Theo thuyết tương đối, hệ các nuclôn ban đầu có năng lượng E0 = [Z.mp + (A – Z).mn].c2

B. Hạt nhân được tạo thành có khối lượng m ứng với năng lượng E nhỏ hơn  E = m.c< E0

C. Vì năng lượng toàn phần được bảo toàn, nên đã có một năng lượng W = E0 – E = ∆m.c2  tỏa ra khi hệ các nuclôn tạo thành hạt nhân. W gọi là năng lượng liên kết của hạt nhân

D. Năng lượng liên kết càng lớn, hạt nhân càng dễ bị phá vỡ

Câu hỏi 25 :

Tìm phát biểu sai về độ hụt khối và năng lượng liên kết của hạt nhân

A. Mọi hạt nhân đều có khối lượng m () nhỏ hơn tổng khối lượng các nuclôn khi còn riêng rẽ

B. Độ hụt khối Δm của các hạt nhân đều luôn dương  Δm = Z.mp + (A – Z).mn - m(X) > 0

C. Năng lượng liên kết của hạt nhân tương ứng với Wlk = Δm.c2

D. Năng lượng liên kết dương và càng lớn thì hạt nhân càng bền. Năng lượng liên kết âm thì hạt nhân không bền, tự phân rã.

Câu hỏi 26 :

Độ bền vững của hạt nhân phụ thuộc vào

A. khối lượng hạt nhân.

B. năng lượng liên kết.

C. độ hụt khối.

D. tỉ số giữa độ hụt khối và số khối.

Câu hỏi 29 :

Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì có

A. năng lượng liên kết càng lớn.

B. năng lượng liên kết càng nhỏ.

C. năng lượng liên kết riêng càng nhỏ.

D. năng lượng liên kết riêng càng lớn.

Câu hỏi 30 :

Tìm phát biểu sai về độ bền vững của các hạt nhân

A. Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng  càng lớn thì hạt nhân càng bền vững

B. Hạt nhân của các nguyên tố ở đầu và ở cuối bảng tuần hoàn bền vững nhất

C. Các hạt nhân bền vững có  lớn nhất cỡ 8,8MeV/ nuclôn, đó là những hạt nhân nằm ở khoảng giữa bảng tuần hoàn với 50 < A < 80

D. Ta thấy  lớn hơn rất nhiều năng lượng liên kết của electron trong nguyên tử ( 10 – 103 eV). Điều này cũng chứng tỏ tương tác hạt nhân giữa các nuclôn mạnh hơn rất nhiều so với tương tác tĩnh điện giữa các electron với hạt nhân

Câu hỏi 32 :

Chọn câu sai trong các câu sau đây khi nói về các định luật bảo toàn mà phản ứng hạt nhân phải tuân theo:

A. Bảo toàn điện tích.

B. Bảo toàn số nuclon

C. Bảo toàn năng lượng và động lượng

D. Bảo toàn khối lượng.

Câu hỏi 33 :

Phản ứng hạt nhân tuân theo những định luật bảo toàn nào sau đây?

A. Chỉ (I).

B. Cả (I) , (II) và (III).

C. Chỉ (II).

D. Chỉ (II) và (III).

Câu hỏi 34 :

Trong các đại lượng sau, đại lượng nào được bảo toàn trong phản ứng hạt nhân.

A. I; II; V

B. I; II.

C. I; II; III; IV; V

D. I; III; V.

Câu hỏi 35 :

Chọn câu sai 

A. Tổng điện tích các hạt ở 2 vế của phương trình phản ứng hạt nhân bằng nhau.

B. Trong phản ứng hạt nhân số nuclon được bảo toàn nên khối lượng của các nuclon cũng được bảo toàn.

C. Phóng xạ là một phản ứng hạt nhân, chỉ làm thay đổi hạt nhân nguyên tử của nguyên tố phóng xạ.

D. Sự phóng xạ là một hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, không chịu tác động của điều kiện bên ngoài.

Câu hỏi 36 :

Trong phản ứng hạt nhân:  F919 + H11  O816 + X  thì X là

A. nơtron.

B. electron.

C. hạt β+.

D. hạt α.

Câu hỏi 39 :

Trong phản ứng hạt nhân, gọi tổng khối lượng của các hạt nhân ban đầu là m0, tổng khối lượng của các hạt nhân sinh ra là m. Chỉ ra kết luận sai.

A. Nếu m0<m thì phản ứng hạt nhân thu năng lượng và động năng của các hạt trước phản ứng chuyển thành năng lượng nghỉ.

B. Nếu m0<m thì phản ứng hạt nhân thu năng lượng và động năng của các hạt trước phản ứng chuyển thành khối lượng tương ứng.

C. Nếu m0 > m thì các phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng và năng lượng nghỉ chuyển thành động năng các hạt.

D. Nếu m0 > m thì phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng, tổng độ hụt khối của các hạt sinh ra nhỏ hơn tổng độ hụt khối của các hạt ban đầu.

Câu hỏi 40 :

Tìm phát biểu đúng.

A. Phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn điện tích nên nó cũng bảo toàn số proton.

B. Phóng xạ luôn là 1 phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

C. Phóng xạ là 1 phản ứng hạt nhân tỏa hay thu năng lượng tùy thuộc vào loại phóng xạ (α;β ; γ... ).

D. Phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn điện tích, bảo toàn số khối nên nó cũng bảo toàn số nơtron.

Câu hỏi 41 :

Đối với phản ứng hạt nhân thu năng lượng, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tổng động năng của các hạt trước phản ứng lớn hơn tổng động năng của các hạt sau phản ứng.

B. Tổng năng nghỉ trước phản ứng nhỏ hơn tổng năng lượng nghỉ sau phản ứng.

C. Các hạt nhân sinh ra bền vững hơn các hạt nhân tham gia trước phản ứng.

D. Tổng khối lượng nghỉ của các hạt nhân sau phản ứng lớn hơn tổng khối lượng nghỉ của các hạt trước phản ứng.

Câu hỏi 42 :

Chọn câu Đúng. Sự phân hạch là sự vỡ một hạt nhân nặng

A. thường xảy ra một cách tự phát thành nhiều hạt nhân nặng hơn.

B. thành hai hạt nhân nhẹ hơn khi hấp thụ một nơtron.

C. thành hai hạt nhân nhẹ hơn và vài nơtron, sau khi hấp thụ một nơtron chậm.

D. thành hai hạt nhân nhẹ hơn, thường xảy ra một cách tự phát.

Câu hỏi 43 :

Trong các phân rã α, β và γ thì hạt nhân bị phân rã mất nhiều năng lượng nhất xảy ra trong phân rã

A. γ.

B. Cả 3 phân rã α, β, γ hạt nhân mất năng lượng như nhau.

C. α.  

D. β

Câu hỏi 44 :

Phần lớn năng lượng giải phóng trong phân hạch là

A. động năng các nơtron phát ra.

B. động năng các mảnh.

C. năng lượng tỏa ra do phóng xạ của các mảnh.

D. năng lượng các phôtôn của tia γ.

Câu hỏi 45 :

Trường hợp nào sau đây là quá trình thu năng lượng ?

A. Phóng xạ.

B. Phản ứng phân hạch.

C. Phản ứng nhiệt hạch.

D. Bắn hạt α vào hạt nitơ thu được ôxi và p.

Câu hỏi 46 :

Điểm giống nhau giữa sự phóng xạ và phản ứng phân hạch là:

A. Đều là phản ứng toả năng lượng.

B. Có thể thay đổi do các yếu tố bên ngoài.

C. Các hạt nhân sinh ra có thể biết trước.

D. Cả ba điểm nêu trong A, B,C.

Câu hỏi 47 :

Trường hợp nào sau đây luôn là quá trình tỏa năng lượng ?

A. Sự phóng xạ. 

B. Tách một hạt nhân thành các nucleon riêng rẽ.

C. Sự biến đổi p thành n + e+.

D. Bắn hạt α vào hạt nitơ thu được ôxi và p.

Câu hỏi 49 :

Trong phản ứng hạt nhân: M1225g + X  N1122a +α  Thì X và Y lần lượt là:

A. proton và electron

B. electron và đơtơri 

C. proton và đơrơti

D. triti và proton

Câu hỏi 51 :

Chọn câu sai. Những điều kiện cần phải có để tạo nên phản ứng hạt nhân dây chuyền là gì?

A. Phải có nguồn tạo ra nơtron.

B. Sau mỗi phân hạch, số nơtron giải phóng phải lớn hơn hoặc bằng 1.

C. Nhiệt độ phải đưa lên cao.

D. Lượng nhiên liệu (urani, plutôni) phải đủ lớn.

Câu hỏi 54 :

Phóng xạ là hiện tượng một hạt nhân

A. Phát ra một bức xạ điện từ

B. Tự động phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác 

C. Phát ra các tia α, β, γ

D. Phát ra các tia phóng xạ khi bị kích thích từ bên ngoài

Câu hỏi 55 :

Chất phóng xạ do Beccơren phát hiện ra đầu tiên là:

A. Radi

B. Urani

C. Thôri

D. Pôlôni

Câu hỏi 56 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng phóng xạ?

A. Phóng xạ là quá trình hạt nhân tự phát ra tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác. 

B. Phóng xạ là trường hợp riêng của phản hạt nhân.

C. Phóng xạ tuân theo định luật phóng xạ. 

D. Phóng xạ là một quá trình tuần hoàn có chu kì T gọi là chu kì bán rã.

Câu hỏi 57 :

Muốn phát ra bức xạ, chất phóng xạ thiên nhiên cần phải được kích thích bởi:

A. Ánh sáng mặt trời

B. Tia tử ngoại 

C. Tia X  

D. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 58 :

Điều nào sau đây là sai khi nói về tia β- ?

A. Hạt β- thực chất là electron.

B. Trong điện trường, tia b- bị lệch về phía bản dương của tụ và lệch nhiều hơn so với tia α.

C. Tia β- là chùm hạt electron được phóng ra từ hạt nhân nguyên tử.

D. Tia β- chỉ bị lệch trong điện trường và không bị lệch đường trong từ trường.

Câu hỏi 59 :

Điều nào sau đây là đúng khi nói về tia β+?

A. Hạt β+ có cùng khối lượng với electron nhưng mang một điện tích nguyên tố dương.

B. Tia β+ có tầm bay ngắn hơn so với tia α.

C. Tia β+ có khả năng đâm xuyên mạnh, giống như tia Rơnghen.

D. A, B và C đều đúng.

Câu hỏi 60 :

Chọn câu sai trong các câu sau.

A. Tia α gồm các hạt nhân của nguyên tử hêli.

B. Tia β+ gồm các hạt có cùng khối lượng với electron nhưng mang điện tích nguyên tố dương.

C. Tia β- gồm các electron nên không phải phóng ra từ hạt nhân.

D. Tia α lệch trong điện trường ít hơn tia β.

Câu hỏi 61 :

Chọn câu sai. Tia α (alpha)

A. làm ion hoá chất khí.

B. bị lệch khi xuyên qua một điện trường hay từ trường.

C. làm phát quang một số chất.

D. có khả năng đâm xuyên mạnh.

Câu hỏi 62 :

Chọn câu sai. Tia γ (gamma)

A. gây nguy hại cho cơ thể.

B. không bị lệch trong điện trường, từ trường.

C. có khả năng đâm xuyên rất mạnh.

D. có bước sóng lớn hơn tia Rơnghen.

Câu hỏi 63 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự phóng xạ?

A. Trong phóng xạ β+, hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số nơtron khác nhau.

B. Trong phóng xạ α, hạt nhân con có số nơtron nhỏ hơn số nơtron của hạt nhân mẹ.

C. Trong phóng xạ β-, hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số prôtôn khác nhau.

D. Trong sự phóng xạ, có sự bảo toàn điện tích nên số prôtôn được bảo toàn.

Câu hỏi 64 :

Chọn câu đúng. Các cặp tia không bị lệch trong điện trường và từ trường là

A. tia α và tia β.

B. tia γ và tia β.

C. tia γ và tia Rơnghen. 

D. tia β và tia Rơnghen.

Câu hỏi 65 :

Chọn câu đúng. Các tia có cùng bản chất là

A. tia γ và tia tử ngoại.

B. tia α và tia hồng ngoại.

C. tia âm cực và tia Rơnghen

D. tia α và tia âm cực.

Câu hỏi 66 :

Tia phóng xạ β- không có tính chất nào sau đây ?

A. Mang điện tích âm.

B. Bị lệch về bản âm khi đi xuyên qua tụ điện.

C. Lệch đường trong từ trường.

D. Làm phát huỳnh quang một số chất.

Câu hỏi 67 :

Trong phóng xạ β-, hạt nhân con

A. lùi một ô trong bảng tuần hoàn.

B. lùi 2 ô trong bảng tuần hoàn.

C. tiến hai ô trong bảng tuần hoàn.

D. tiến một ô trong bảng tuần hoàn.

Câu hỏi 68 :

Trong phóng xạ β- có sự biến đổi:

A. Một n thành một p, một e- và một nơtrinô.

B. Một p thành một n, một e- và một nơtrinô.

C. Một n thành một p , một e+ và một nơtrinô.

D. Một p thành một n, một e+ và một nơtrinô.

Câu hỏi 70 :

Ông bà Joliot-Curi đã dùng hạt a bắn phá nhôm A1327l phản ứng tạo ra một hạt nhân X và một nơtrôn. Hạt nhân X tự động phóng xạ và biến thành hạt nhân 30Si. Kết luận nào đây là đúng?

A. X là : Đồng vị phóng xạ tự nhiên và tia phóng xạ do nó phát ra là tia bêta cộng.

B. X là : Đồng vị phóng xạ nhân tạo và tia phóng xạ do nó phát ra là tia bêta trừ.

C. X là : Đồng vị phóng xạ nhân tạo và tia phóng xạ do nó phát ra là tia bêta cộng.

D. X là : Đồng vị phóng xạ nhân tạo và tia phóng xạ do nó phát ra là tia bêta trừ.

Câu hỏi 71 :

Trong phóng xạ α thì hạt nhân con :

A. Lùi 2 ô trong bảng phân loại tuần hoàn.

B. Tiến 2 ô trong bảng phân loại tuần hoàn.

C. Lùi 1 ô trong bảng phân loại tuần hoàn

D. Tiến 1 ô trong bảng phân loại tuần hoàn.

Câu hỏi 72 :

Chọn câu sai: Các tia không bị lệch trong điện trường và từ trường là:

A.Tia α và β.

B. tia gamma và β.

C.  γ và tia Rơnghen.

D. Tia β và tia Rơnghen

Câu hỏi 73 :

Trong không khí, tia phóng xạ nào sau đây có tốc độ nhỏ nhất?

A. Tia γ.

B. Tia β+.

C. Tia β-.  

D. Tia α.

Câu hỏi 74 :

Tia nào sau đây không phải là tia phóng xạ?

A. Tia γ.

B. Tia β+.

C. Tia α.

D. Tia X. 

Câu hỏi 75 :

Trong số các phân rã α, β và γ, hạt nhân bị phân rã mất nhiều năng lượng nhất xảy ra trong phân rã nào?

A. Phân rã γ

B. Phân rã β

C. Phân rã α

D. Trong cả ba phân rã trên, hạt nhân bị phân rã đều mất một lượng năng lượng như nhau.

Câu hỏi 76 :

Điều nào sau đây là sai khi nói về tia alpha?

A. Tia α thực chất là hạt nhân nguyên tử hêli ().

B. Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện, tia α bị lệch về phía bản âm của tụ điện.

C. Tia α phóng ra từ hạt nhân với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng.

D. Khi đi trong không khí, tia α làm ion hoá không khí và mất dần năng lượng.

Câu hỏi 77 :

Tia phóng xạ γ có cùng bản chất với

A. tia Rơnghen.

B. tia hồng ngoại, tia tử ngoại.

C. các tia đơn sắc có màu từ đỏ đến tím.

D. Tất cả các tia nêu ở trên.

Câu hỏi 78 :

Hãy sắp xếp theo thứ tự giảm dần về khả năng đâm xuyên của các tia αβγ.

A. α, β, γ.

B. αγ, β.

C. γ, β, α.

D. γ, α, β.

Câu hỏi 80 :

 U92238 phân hạch tạo thành P82206d . Hỏi quá trình này đã phải trải qua bao nhiêu lần phân rã αβ-?

A. 6 lần phần rã α và 8 lần phân rã β- 

B. 8 lần phân rã α và 6 lần phân rã β-.

C. 32 lần phân rã α và 10 lần phân rã β-.

D. 10 lần phân rã α và 82 lần phân rã β-.

Câu hỏi 81 :

Cho phản ứng hạt nhân: n + L36i  T + α + 4,8 MeV. Phản ứng trên là

A. phản ứng toả năng lượng.

B. phản ứng thu năng lượng.

C. phản ứng nhiệt hạch.

D. phản ứng phân hạch.

Câu hỏi 82 :

Cho phản ứng hạt nhân: T90230h  R88226a + α Phản ứng này là

A. phản ứng phân hạch.

B. phản ứng thu năng lượng.

C. phản ứng nhiệt hạch.

D. phản ứng toả năng lượng.

Câu hỏi 83 :

Cho phản ứng hạt nhân: D12 + D12  H23e + n +3,25   MeV. Phản ứng này là

A. phản ứng phân hạch

B. phản ứng thu năng lượng.

C. phản ứng nhiệt hạch.

D. phản ứng không toả, không thu năng lượng

Câu hỏi 87 :

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Hệ số nhân nơtrôn s là số nơtrôn trung bình còn lại sau mỗi phân hạch, gây được phân hạch tiếp theo.

B. Hệ số nhân nguồn s > 1 thì hệ thống vượt hạn, phản ứng dây chuyền không kiểm soát được, đó là trường hợp xảy ra trong các vụ nổ bom nguyên tử.

C. Hệ số nhân nguồn s = 1 thì hệ thống tới hạn, phản ứng dây chuyền kiểm soát được, đó là trường hợp xảy ra trong các nhà máy điện nguyên tử.

D. Hệ số nhân nguồn s < 1 thì hệ thống dưới hạn, phản ứng dây chuyền xảy ra chậm, ít được sử dụng.

Câu hỏi 88 :

Phản ứng phân hạch U235 dùng trong lò phản ứng hạt nhân và cả trong bom nguyên tử. Tìm sự khác biệt căn bản giữa lò phản ứng và bom nguyên tử.

A. Số nơtron được giải phóng trong mỗi phản ứng phân hạch ở bom nguyên tử nhiều hơn ở lò phản ứng.

B. Năng lượng trung bình được mỗi nguyên tử urani giải phóng ra ở bom nguyên tử nhiều hơn hơn ở lò phản ứng

C. Trong lò phản ứng số nơtron có thể gây ra phản ứng phân hạch tiếp theo được khống chế.

D. Trong lò phản ứng số nơtron cần để gây phản ứng phân hạch tiếp theo thì nhỏ hơn ở bom nguyên tử.

Câu hỏi 89 :

Các thanh Cađimi trong lò phản ứng hạt nhân có tác dụng

A. Hấp thụ các nơtron tạo ra từ sự phân hạch

B. Như chất xúc tác để phản ứng xảy ra

C. Làm cho sự phân hạch nhanh hơn

D. Tạo ra các nơtron duy trì phản ứng phân hạch

Câu hỏi 91 :

Nơtron nhiệt là

A. nơtron ở trong môi trường có nhiệt độ cao.

B. nơtron có năng lượng cỡ 0,01eV.

C. nơtron chuyển động với vận tốc rất lớn và tỏa nhiệt.

D. nơtron có động năng rất lớn.

Câu hỏi 92 :

Để thực hiện phản ứng tổng hợp hạt nhân, vì sao cần có điều kiện mật độ hạt nhân phải đủ lớn ?

A. Để giảm khoảng cách giữa các hạt nhân làm tăng lực hấp dẫn giữa chúng làm cho các hạt nhân kết hợp được với nhau.

B. Để làm tăng cơ hội các hạt nhân tiếp xúc và kết hợp với nhau.

C. Để giảm năng lượng liên kết hạt nhân, tạo điều kiện để các hạt nhân kết hợp với nhau

D. Để giảm khoảng cách các hạt nhân tới bán kính tác dụng.

Câu hỏi 93 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Nhà máy điện nguyên tử chuyển năng lượng của phản ứng hạt nhân thành năng lượng điện.

B. Phản ứng nhiệt hạch không thải ra chất phóng xạ làm ô nhiễm môi trường.

C. Trong nhà máy điện nguyên tử, phản ứng dây chuyền xảy ra ở mức tới hạn.

D. Trong lò phản ứng hạt nhân các thanh Urani phải có khối lượng nhỏ hơn khối lượng tới hạn.

Câu hỏi 94 :

Để thực hiện phản ứng tổng hợp hạt nhân, vì sao cần có điều kiện nhiệt độ cao hàng chục triệu độ ?

A. Để các electron bứt ra khỏi nguyên tử, tạo điều kiện cho các hạt nhân tiếp xúc và kết hợp với nhau

B. Để phá vỡ hạt nhân của các nguyên tử tham gia phản ứng, kết hợp tạo thành hạt nhân nguyên tử mới

C. Để các hạt nhân có động năng lớn, thắng lực đẩy Culông giữa các hạt nhân

D. Cả A và B

Câu hỏi 95 :

Đặc điểm nào sau đây là một trong các đặc điểm khác nhau giữa sự phân hạch và sự phóng xạ

A. Sự phân hạch là phản ứng hạt nhân có điều khiển còn sự phóng xạ có tính tự phát và không điều khiển được

B. Sự phân hạch là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng còn sự phòng xạ là phản ứng hạt nhân thu năng lượng

C. Sản phẩm của phản ứng hạt nhân có tính ngẫu nhiên còn sản phẩm của sự phóng xạ đã biết trước

D. Trong quá trình phân hạch động lượng được bảo toàn còn trong quá trình phóng xạ thì động lượng thay đổi

Câu hỏi 96 :

Tìm phát biểu sai:

A. Với cùng lượng chất tham gia phản ứng thì năng lượng nhiệt hạch tỏa ra ít năng lượng phân hạch.

B. Một phản ứng phân hạch thường tỏa nhiều năng lượng hơn một phản ứng nhiệt hạch.

C. Phân hạch là phản ứng phân chia hạt nhân và có tính chất dây truyền.

D. Nhiệt hạch là phản ứng kết hợp hạt nhân trong điều kiện phải có nhiệt độ cực lớn áp suất cực cao.

Câu hỏi 97 :

Phát biểu nào sau đây về hiện tượng phóng xạ là đúng?

A. Nhiệt độ càng cao thì sự phóng xạ xảy ra càng mạnh.

B. Khi được kích thích bởi các bức xạ có bước sóng cực ngắn (tia X, tia γ), sự phóng xạ xảy ra càng nhanh.

C. Các tia phóng xạ (αβ) đều bị lệch trong điện trường hoặc từ trường.

D. Hiện tượng phóng xạ xảy ra có mức độ nhanh hay chậm phụ còn thuộc vào các tác động lí hoá bên ngoài.

Câu hỏi 98 :

Chọn câu sai:

A. Độ phóng xạ đặc trưng cho chất phóng xạ.

B. Chu kỳ bán rã đặc trưng cho chất phóng xạ.

C. Hằng số phóng xạ đặc trưng cho chất phóng xạ.

D. Hằng số phóng xạ và chu kỳ bán rã của chất phóng xạ tỉ lệ nghịch với nhau.

Câu hỏi 99 :

Chọn phát biểu đúng.

A. Độ phóng xạ chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất phóng xạ.

B. Độ phóng xạ càng lớn nếu khối lượng chất phóng xạ càng lớn.

C. Có thể thay đổi độ phóng xạ bằng cách thay đổi các yếu tố lý, hoá của môi trường bao quanh chất phóng xạ.

D. Chỉ có chu kì bán rã ảnh hường đến độ phóng xạ.

Câu hỏi 100 :

Nhận xét nào đúng về quá trình phóng xạ của một chất.

A. Độ phóng xạ một chất tỷ lệ với số hạt đã bị phân rã.

B. Độ phóng xạ một chất tỷ lệ với số hạt đã bị phân rã và thời gian phân rã.

C. Độ phóng xạ của một chất tỷ lệ với số hạt còn lại chưa bị phân rã.

D. Độ phóng xạ một chất tỷ lệ với chu kì bán rã.

Câu hỏi 101 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ giảm dần theo thời gian.

B. Hằng số phóng xạ của chất phóng xạ không đổi theo thời gian.

C. Sự phóng xạ của các chất không chịu ảnh hưởng của môi trường.

D. Chu kỳ bán rã của chất phóng xạ giảm dần theo thời gian.

Câu hỏi 102 :

Phát biểu nào sao đây là sai khi nói về độ phóng xạ (hoạt độ phóng xạ)?

A. Độ phóng xạ là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một lượng chất phóng xạ.

B. Đơn vị đo độ phóng xạ là becơren.

C. Với mỗi lượng chất phóng xạ xác định thì độ phóng xạ tỉ lệ với số nguyên tử của lượng chất đó.

D. Độ phóng xạ của một lượng chất phóng xạ phụ thuộc nhiệt độ của lượng chất đó.

Câu hỏi 103 :

Sự phóng xạ và phản ứng nhiệt hạch giống nhau ở điểm nào sau đây?

A. Tổng khối lượng của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng

B. Tổng độ hụt khối của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng độ hụt khối của các hạt trước phản ứng

C. Để các phản ứng đó xảy ra thì đều phải cần nhiệt độ rất cao

D. Đều là các phản ứng hạt nhân xảy ra một cách tự phát không chịu tác động bên ngoài

Câu hỏi 104 :

Chu kỳ bán rã của một chất phóng xạ là thời gian sau đó:

A. Hiện tượng phóng xạ lặp lại như cũ. 

B. 1/2 số hạt nhân của lượng phóng xạ bị phân rã.

C. 1/2 hạt nhân phóng xạ bị phân rã.

D. Khối lượng chất phóng xạ tăng lên 2 lần.

Câu hỏi 107 :

Chọn phát biểu đúng về chu kì bán rã T của chất phóng xạ

A. Sau mỗi khoảng thời gian T số lượng hạt nhân chất phóng xạ chỉ còn lại một nửa hay nói khác đi 50% lượng chất phóng xạ đã bị phân rã và biến đổi thành chất khác

B. Lúc ban đầu có N0 hạt nhân chất phóng xạ thì sau thời gian nT (n = 1,2,3…) số hạt nhân chất đó còn lại 

C. Chu kì bán rã của các chất là như nhau với cùng một loại phân rã phóng xạ

D. Chu kì bán rã Ta của các chất phóng xạ thì lớn hơn chu kì bán rã Tβ của các chất phóng xạ β.

Câu hỏi 109 :

Biểu thức biểu diễn độ phóng xạ của một chất phóng xạ là

A. H=λN0.e-λt

B. H=λN0.eλt

C.

D. 

Câu hỏi 111 :

Tìm phát biểu sai về đơn vị độ phóng xạ H

A. Becơren (Bq) là đơn vị đo độ phóng xạ bằng một phân rã trong mỗi giây.

B. Đơn vị becơren nhỏ, ta dùng đơn vị curi (Ci) xấp xỉ bằng độ phóng xạ của một gam chất ra đi

C. 1Ci = 37.1010 Bq

D. Người ta dùng các ước của curi:  1mCi = 10-3Ci ;  1µCi = 10-6 Ci và   1pCi = 10-12 Ci

Câu hỏi 112 :

Trong quá trình phóng xạ, ta có kết luận:

A. Trong các khoảng bằng nhau liên tiếp, số hạt nhân phóng xạ giảm dần theo cấp số nhân.

B. Trong các khoảng thời gian liên tiếp tăng dần theo cấp số nhân, số hạt nhân bị phóng xạ giảm dần theo cấp số nhân.

C. Sau mỗi khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp, số hạt chất phóng xạ còn lại bị giảm dần theo cấp số cộng.

D. Trong các khoảng thời gian liên tiếp tăng dần theo cấp số nhân, số hạt bị phóng xạ là như nhau.

Câu hỏi 115 :

Cho phản ứng hạt nhân: A B + C. Biết hạt nhân mẹ A ban đầu đứng yên. Kết luận nào sau đây về hướng và trị số của tốc độ các hạt sau phản ứng là đúng?

A. Cùng phương, cùng chiều, độ lớn tỉ lệ nghịch với khối lượng.

B. Cùng phương, ngược chiều, độ lớn tỉ lệ nghịch với khối lượng.

C. Cùng phương, cùng chiều, độ lớn tỉ lệ với khối lượng.

D. Cùng phương, ngược chiều, độ lớn tỉ lệ với khối lượng.

Câu hỏi 117 :

Chọn câu Đúng. Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng hạt nhân

A. toả ra một nhiệt lượng lớn.

B. cần một nhiệt độ cao mới thực hiện được.

C. hấp thụ một nhiệt lượng lớn.

D. trong đó, hạt nhân của các nguyên tử bị nung nóng chảy thành các nuclon.

Câu hỏi 118 :

Hạt nhân Po đang đứng yên thì phóng xạ α, ngay sau phóng xạ đó, động năng của hạt α

A. lớn hơn động năng của hạt nhân con.

B. chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng động năng của hạt nhân con.

C. bằng động năng của hạt nhân con.

D. nhỏ hơn động năng của hạt nhân con.

Câu hỏi 119 :

Chọn phương án đúng. Phản ứng nhiệt hạch và phản ứng phân hạch là hai phản ứng hạt nhân trái ngược nhau vì

A. một phản ứng toả, một phản ứng thu năng lượng.

B. một phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thấp, phản ứng kia xảy ra ở nhiệt độ cao.

C. một phản ứng là tổng hợp hai hạt nhân nhẹ thành hạt nhân nặng hơn, phản ứng kia là sự phá vỡ một hạt nhân nặng thành hai hạt nhân nhẹ hơn.

D. một phản ứng diễn biến chậm, phản kia rất nhanh.

Câu hỏi 120 :

Chọn câu Đúng.

A. Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng kết hợp hai hạt nhân nhẹ thành hạt nhân nặng hơn.

B. Phản ứng chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao (hàng trăm triệu độ) nên gọi là phản ứng nhiệt hạch.

C. Xét năng lượng toả ra trên một đơn vị khối lượng thì phản ứng nhiệt hạch toả ra năng lượng lớn hơn nhiều phản ứng phân hạch.

D. Tất cả A, B, C đều đúng.

Câu hỏi 121 :

Chọn câu sai ?

A. Nguồn gốc năng lượng mặt trời và các vì sao là do chuỗi liên tiếp các phản ứng nhiệt hạch xảy ra.

B. Trên trái đất con người đã thực hiện được phản ứng nhiệt hạch: trong quả bom gọi là bom H.

C. Nguồn nhiên liệu để thực hiện phản ứng nhiệt hạch rất rễ kiếm, vì đó là đơteri và triti có sẵn trên núi cao.

D. phản ứng nhiệt hạch có ưu điểm rất lớn là toả ra năng lượng lớn và bảo vệ môi trường tốt vì chất thải rất sạch, không gây ô nhiễm môi trường.

Câu hỏi 123 :

Chọn câu sai. Lý do của việc tìm cách thay thế năng lượng phân hạch bằng năng lượng nhiệt hạch là:

A. Tính trên một cùng đơn vị khối lượng là phản ứng nhiệt hạch tỏa ra năng lượng nhiều hơn phản ứng phân hạch.

B. Nguyên liệu của phản ứng nhiệt hạch có nhiều trong thiên nhiên

C. Phản ứng nhiệt hạch dễ kiểm soát hơn phản ứng phân hạch.

D. Năng lượng nhiệt hạch sạch hơn năng lượng phân hạch.

Câu hỏi 124 :

Lí do khiến con nguời quan tâm đến phản ứng nhiệt hạch vì

A. nó cung cấp cho con nguời nguồn năng lượng vô hạn.

B. về mặt sinh thái, phản ứng nhiệt hạch sạch hơn phản ứng phân hạch.

C. có ít chất thải phóng xạ làm ô nhiễm môi trường.

D. Cả ba câu trên đều đúng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK