Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý Đề thi giữa HK1 môn Vật lý 11 năm 2019-2020 trường THPT Phạm Hùng

Đề thi giữa HK1 môn Vật lý 11 năm 2019-2020 trường THPT Phạm Hùng

Câu hỏi 1 :

Chọn phát biểu đúng ? 

A.

Theo định luật bảo toàn điện tích thì trong một hệ cô lập về điện tổng đại số các điện tích luôn dương. 

B. Theo định luật bảo toàn diện tích thì trong một hệ cô lập về điện, số điện tích dương bằng số điện tích âm.

C.

Theo định luật bảo toàn điện tích thì trong một hệ cô lập về điện tổng đại số các điện tích là không đổi. 

D. Theo định luật bảo toàn điện tích thì trong một hệ cô lập về điện tổng đại số các diện tích luôn bằng không.

Câu hỏi 3 :

Khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực tương tác giữa chúng 

A.

giảm đi bốn lần.   

B. tăng lên gấp đôi.      

C. giảm đi một nửa.      

D. không thay đổi.

Câu hỏi 5 :

Công thức xác định công suất của nguồn điện (E là suất điện động của nguồn điện) là 

A. \({P_{nguon}} = EIt\)

B. \({P_{nguon}} = UIt\)

C. \({P_{nguon}} = EI\)

D. \({P_{nguon}} = UI\)

Câu hỏi 6 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng? 

A.

Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu thế nhất định. Nó được đo bằng thương số giữa điện tích của tụ và hiệu điện thế giữa hai bản tụ. 

B. Hiệu điện thế giới hạn là hiệu điện thể lớn nhất đặt vào hai bản tụ, tụ điện đã bị đánh thủng.

C.

Tụ điện phẳng là tụ điện có hai bản tụ là hai tấm kim cách nhau bằng một lớp điện môi. 

D. Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

Câu hỏi 9 :

Chiều của dòng điện được quy ước là chiều dịch chuyển có hướng của các 

A.

điện tích đương.     

B. nơtôn.                     

C. prôtôn.              

D. êlectron.

Câu hỏi 12 :

 Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 2V. Một diện tích  di chuyển từ N đến M thi công của lực điện trường là 

A.

-0,5.10-6J.       

B. 0,5.10-6J.           

C. -2.10-6J.    

D. 2.10-6J.

Câu hỏi 13 :

Trên hình bên có về một số đường sức của hệ thống hai điện tích điểm A và B. Chọn kết luận đúng ? 

A.

Cả A và B là điện tích dương.       

B. A là điện tích dương, B là điện tích âm.

C.

A là điện tích âm, B là điện tích dương.    

D. Cả A và B là điện tích âm.

Câu hỏi 14 :

 Biểu thức nào đưới đây là biểu thức định nghĩa điện thế tại điểm M ? 

A. \(\frac{{{A_{M\infty }}}}{q}\)

B. \(\frac{F}{q}\)

C. \(\frac{{{A_{MN}}}}{q}\)

D. \(\frac{U}{d}\)

Câu hỏi 16 :

Công của lực điện trường khi một diện tích di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường đều là U = Ed. Trong đó d là 

A.

độ dài đại số hình chiếu của đường đi lên phương của một đường sức, tính theo chiều đường sức. 

B. chiều dài MN.

C.

chiều dài đường đi của điện tích. 

D. đường kính của quả cầu tích điện.

Câu hỏi 17 :

Một tụ điện có điện dung 500 pF được mặc vào hiệu điện thế 100V, Điện tích của tụ điện là 

A.

5.104 nC.             

B. 5.104 µC.                    

C. 5.10-2 µC.       

D. 5.10-4C.

Câu hỏi 19 :

Đưa quả cầu tích điện Q lại gần quả cầu M nhỏ, nhẹ bằng bấc, treo ở đầu một sợi chỉ thẳng đứng.  Quả cầu bấc M bị hút dính vào quả cầu Q. Sau đó thì 

A.

M tiếp tục bị hút dính vào Q.      

B. M bị đẩy lệch về phía bên kia.

C. M rời Q và vẫn bị hút lệch về phía Q.         

D. M rời Q về vị trí thẳng đứng.

Câu hỏi 20 :

Câu nào sau đây là sai khi nói về suất điện động của nguồn điện? 

A.

Khi mạch ngoài hở thì suất điện động của nguồn điện bằng 0. 

B. Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.

C.

Suất điện động cố đơn vị là V. 

D. Số vốn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết trị sổ của suất điện động của nguồn điện đó.

Câu hỏi 21 :

Trong công thức định nghĩa cường độ điện trường tại một điểm E = F/q thì F và q là gì ? 

A.

 F là tổng hợp các lực điện tác dụng lên điện tích thử, q là độ lớn của điện tích thử. 

B. F là tổng hợp các lực tác dụng lên điện tích thử; q là độ lớn của điện tích gây ra hiện trường

C.

F là tổng hợp các lực điện tác dụng lên điện tích thử, q là độ lớn của điện tích gây ra điện trường, 

D. F là tổng hợp các lực tác dụng lên điện tích thử, q là độ lớn của điện tích thử

Câu hỏi 23 :

Công của lực điện tác dụng lên điện tích điểm q  khi q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường đều không phụ thuộc vào 

A.

giá trị của điện tích q.      

B. vị trí của các điểm M, N.

C.  cường độ điện trường tại M và N.                   

D. hình dạng đường đi từ M đến N.

Câu hỏi 25 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng? 

A.

Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm electron. 

B. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện âm khi số electron nỏ chứa lớn hơn số prôtôn.

C.

Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm ion dương. 

D. Theo thuyết electron, một vật nhiệm điện đương khi số êlectron chứa ít hơn số proton.

Câu hỏi 27 :

Chọn phát biểu sai ? 

A.

Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong một môi trường đồng tính tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích. 

B. Lực hút hay đây giữa hai điện tích điểm đặt trong một môi trường đồng tính có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó.

C.

Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dầu thì hút nhau. 

D. Có thể giải thích các hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, tiếp xúc và hưởng ứng bằng thuyết êlectron.

Câu hỏi 28 :

Số đếm của công tơ điện gia đình cho biết 

A.

công suất điện gia đình sử dụng.    

B. thời gian sử dụng điện của gia đình.

C. điện năng gia đình sử dụng.         

D. số dụng cụ, thiết bị gia đình sử dụng.

Câu hỏi 30 :

Nhận định nào sau đây không đúng về đường sức của điện trường gây bởi điện tích điểm + Q? 

A.

là những tia thẳng.  

B. có phương đi qua điện tích điểm.

C. có chiều hướng về phía điện tích.      

D. không cắt nhau.

Câu hỏi 32 :

Công của lực điện không phụ thuộc vào 

A.

vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi.    

B. cường độ của điện trường.

C. hình dạng của đường đi.            

D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển.

Câu hỏi 33 :

Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét nào sau đây là không đúng 

A.

Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ.       

B.  Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F).      

C.

Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn. 

D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn.

Câu hỏi 34 :

Một điện tích -1 mC đặt trong chân không sinh ra điện trường tại điểm cách nó 1m  có độ lớn và hướng là: 

A.

9000 V/m, hướng về phía nó.  

B. 9000 V/m, hướng ra xa nó.

C.

9.109 V/m, hướng về phía nó.   

D. 9.109 V/m, hướng ra xa nó.

Câu hỏi 35 :

Cọ xát thanh êbônit vào miếng dạ, thanh êbônit tích điện âm vì 

A.

Electron chuyển từ thanh bônit sang dạ. 

B. Electron chuyển từ dạ sang thanh bônit.

C.

Prôtôn chuyển từ dạ sang thanh bônit. 

D.  Prôtôn chuyển từ thanh bônit sang dạ.

Câu hỏi 36 :

Hai hạt bụi trong không khí, mỗi hạt chứa 5.108 electron cách nhau   2 cm. Lực đẩy tĩnh điện giữa hai hạt bằng 

A. 1,44.10-5 N.   

B. 1,44.10-6 N.  

C. 1,44.10-7 N.    

D. 1,44.10-9 N.

Câu hỏi 37 :

Về sự tương tác điện, trong các nhận định dưới đây, nhận định sai là 

A.

Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau.          

B. Các điện tích khác loại thì hút nhau.

C.

Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau. 

D. Hai thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa, nếu đưa lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau.

Câu hỏi 38 :

Vật A trung hòa điện đặt tiếp xúc với vật B đang nhiễm điện dương thì vật A cũng nhiễm điện dương, là do: 

A.

điện tích dương từ vật B di chuyển sang vật A.    

B.  ion âm từ vật A di chuyển sang vật B, êlectron di chuyển từ vật B sang vật A.       

C.

êlectron di chuyển từ vật A sang vật B.   

D. êlectron di chuyển từ vật B sang vật A.

Câu hỏi 39 :

Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặt trưng cho điện trường: 

A.

về khả năng thực hiện công.  

B. về tốc độ biến thiên của điện trường       

C. về mặt tác dụng lực.    

D. về năng lượng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK