Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Hóa học Trắc nghiệm chuyên đề Hóa 11 Chủ đề 6: Ôn tập và kiểm tra các chuyên đề nhóm cacbon, silic (Có đáp án) !!

Trắc nghiệm chuyên đề Hóa 11 Chủ đề 6: Ôn tập và kiểm tra các chuyên đề nhóm cacbon, silic...

Câu hỏi 1 :

Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 chất bột màu trắng: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Chỉ dùng nước và khí CO2 thì có thể nhận được mấy chất?


A. 2                         


B. 3                         

C. 4                         

D. 5

Câu hỏi 22 :

Dẫn từ từ đến hết V lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1,5M thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của V là:


A. 4,48 lít hoặc 6,72 lít                          


B. 4,48 lít hoặc 8,96 lít    

C. 2,24 lít hoặc 6,72 lít       

D. 2,24 lít hoặc 8,96 lít

Câu hỏi 25 :

Dẫn từ từ đến hết 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch chứa NaOH 1M và Ca(OH)2 1M. Tính khối lượng kết tủa tạo thành sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn.


A. 5 gam                 


B. 15 gam               

C. 20 gam               

D. 10 gam

Câu hỏi 28 :

Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là:


A. 0,032                  


B. 0,048                  

C. 0,06                    

D. 0,04

Câu hỏi 29 :

Khi cho 0,02 mol hoặc 0,04 mol CO2 hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 thì lượng kết tủa thu được đều bằng nhau. Số mol Ba(OH)2 có trong dung dịch là:


A. 0,01                    


B. 0,02                    

C. 0,03                    

D. 0,04

Câu hỏi 31 :

Cho 17,15 gam hỗn hợp X gồm Ba và Na vào nước thu được dung dịch Y và 3,92 lít khí H2 (đktc). Cho khí CO2 vào dung dịch Y. Cho V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Y thấy lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị của V là:


A. 2,24 ≤V≤ 5,6                                    


B. 2,24 ≤V≤ 4,48   

C. 3,92 ≤V≤ 5,6                                    

D. 2,24 ≤V≤ 3,92 hoặc V= 5,6

Câu hỏi 36 :

Chất nào sau đây không phải dạng thủ hình của cacbon ?


A. than chì              


B. thạch anh           

C. kim cương         

D. cacbon vô định hình

Câu hỏi 37 :

Phản ứng nào trong các phản ứng sau đây, cacbon thể hiện tính oxi hóa ?


A. C + O2 → CO2                                 


B. C + 2CuO → 2Cu + CO2

C. 3C + 4Al → Al4C3                            

D. C + H2O → CO + H2

Câu hỏi 38 :

Công thức phân tử CaCO3 tương ứng với thành phần hóa học chính của loại đá nào sau đây ?


A. đá đỏ.                 


B. đá vôi.                

C. đá mài.               

D. đá tổ ong.

Câu hỏi 39 :

Cho cacbon lần lượt tác dụng với Al, H2O, CuO, HNO3 đặc , H2SO4 đặc, KclO3, CO2 ở điều kiện thích hợp. Số phản ứng mà trong đó cacbon đóng vai trò chất khử là


A. 6.                        


B. 4.                        

C. 7.                        

D. 5.

Câu hỏi 40 :

Nhận định nào sau đây sai ?


A. Cacbon monoxit không tạo ra muối và là một chất khử mạnh.



B. Ở nhiệt độ cao cacbon có thể khử được tất cả cac oxit kim loại giải phóng kim loại.


C. than gỗ được dùng để chế thuốc súng, thuốc pháo, chất hấp phụ.

D. than muội được dùng để làm chất độn cao su, sản xuất mực in, xi đánh giầy.

Câu hỏi 42 :

Cho m gam than (C) tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 11,2 lít hỗn hợp X gồm 2 khí (đktc) (NO2 là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là


A. 1,2.                    


B. 6.                        

C. 2,5.                     

D. 3.

Câu hỏi 43 :

Cacbon vô định hình được điều chế từ than gỗ hay gáo dừa có tên là than hoạt tính. Tính chất nào của than hoạt tính giúp con người chế tạo các thiết bị phòng độc, lọc nước ?


A. Than hoạt tính dễ cháy.                   



B. Than hoạt tính có cấu trúc lớp.


C. Than hoạt tính có khả năng hấp phụ cao.

D. Than hoạt tính có khả năng hòa tan tốt trong nhiều dung môi.

Câu hỏi 44 :

Vật liệu dưới đây được dùng để chế tạo ruột bút chì ?


A. Chì.                    


B. Than đá.             

C. Than chì.          

D. Than vô định hình.

Câu hỏi 45 :

Câu nào sau đây đúng ? Trong các phản ứng hóa học


A. cacbon chỉ thể hiện tính khử.           


B. cacbon chỉ thể hiện tính oxi hóa.

C. cacbon không thể hiện tính khử hay tính oxi hóa.     

D. cacbon thể hiện cả tính oxi hóa và tính khử

Câu hỏi 46 :

Kim cương được sử dụng làm mũi khoan, dao cắt thủy tinh và bột mài vì kim cương là chất có độ cứng rất lớn. Tính chất trên một phần là do tinh thể kim cương thuộc loại tinh thể


A. nguyên tử điển hình.                         


B. kim loại điển hình.      

C. ion điển hình.                

D. phân tử điển hình.

Câu hỏi 47 :

Tủ lạnh dùng lâu ngày thường có mùi hôi. Để khử mùi người ta thường cho vào tủ lạnh một mẩu than gỗ. Than gỗ lại có khả năng khử mùi hôi là vì


A. than gỗ có tính khử mạnh.



B. than gỗ xúc tác cho quá trình chuyển hóa các chất khí có mùi hôi thành chất không mùi.


C. than gỗ có khả năng phản ứng với các khí có mùi tạo thành chất không mùi.

D. than gỗ có khả năng hấp phụ các khí có mùi hôi.

Câu hỏi 48 :

Tính khử của cacbon thể hiện trong phản ứng nào sau đây ?


A. 2C + Ca → CaC2.                             


B. C + 2H2 → CH4. 

C. C + CO2 → 2CO.          

D. 3C + 4Al → Al4C3.

Câu hỏi 49 :

Kim cương và than chì là các dạng thù hình của nguyên tố cacbon nhưng lại có nhiều tính chất khác nhau như độ cứng, khả năng dẫn điện, … là do nguyên nhân nào dưới đây ?


A. Kim cương là kim loại còn than chì là phi kim.


B. Chúng có thành phần nguyên tố cấu tạo khác nhau.

C. Chúng có cấu tạo mạng tinh thể khác nhau.      

D. Kim cương cứng còn than chì mềm

Câu hỏi 50 :

Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ?


A. Kim cương là cacbon hoàn toàn tinh khiết, trong suốt, không màu, không dẫn điện.



B. Than chì mềm do có cấu trúc lớp, các lớp lân cận liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu.


C. Than gỗ, than xương có khả năng hấp thụ các chất khí và chất tan trong dung dịch.

D. Khi đốt cháy cacbon, phản ứng tỏa nhiều nhiệt, sản phẩm thu được chỉ là khí cacbonic.

Câu hỏi 51 :

Cho các sơ đồ sau :

RO + CO → R + CO2

R + 2HCl → RCl2 + H2

RO có thể là oxit nào sau đây ?


A. CuO, ZnO, FeO                                


B. ZnO, FeO, MgO 

C.MgO, FeO, NiO                         

D. FeO,ZnO, NiO

Câu hỏi 52 :

Phản ứng nào sau đây không xảy ra ?


A. CO2 + dung dịch BaCl2                    


B. SO2 + CaCO3 (trong dung dịch)

C. CO2 + dung dịch Na2CO3                 

D. CO2 + dung dịch NaClO

Câu hỏi 53 :

Phản ứng nào sau đây không đúng ?


A. SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2  


B. Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3

C. Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2      

D. SiO2 + 2NaOH (loãng) → Na2SiO3 + H2O

Câu hỏi 58 :

Nhiệt phân hết 4,84g X gồm KHCO3 và NaHCO3 đến phản ứng hoàn toàn được 0,56 lít khí đktc. Tìm phần trăm khối lượng của NaHCO3 trong X:


A. 16,02%              


B. 17,36%               

C. 18,00%              

D. 14,52%

Câu hỏi 60 :

Thổi khí CO2 vào bình nước vôi trong cho tới dư, sau phản ứng:


A. thu được muối duy nhất CaCO3.      


B. thu được muối duy nhất Ca(HCO3)2.

C. thu được hỗn hợp 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2.     

D. không thu được muối.

Câu hỏi 61 :

Ở nhiệt độ cao, cacbon monooxit (CO) có thể khử tất cả các oxit trong dãy nào sau đây ?


A. CaO, CuO, ZnO, Fe3O4.                  


B. CuO, FeO, PbO, Fe3O4.

C. MgO, Fe3O4, CuO, PbO.                   

D. CuO, FeO, Al2O3, Fe2O3.

Câu hỏi 62 :

Nhiệt phân hoàn toàn 40g một quặng đôlômit có lẫn tạp chất trơ sinh ra 8,96lít CO2 đktc. Tính độ tinh khiết của quặng trên:


A. 84%                   


B. 50%                    

C. 40%                   

D. 92%

Câu hỏi 63 :

Hỗn hợp X gồm Na2CO3; NaHCO3 và KHCO3 cho phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 25g kết tủa. Nếu cho X vào dung dịch HCl dư thì được bao nhiêu lít CO2 đktc:


A. 2,8 lít                 


B. 5,6 lít                 

C. 4,48 lít               

D. 3,36 lít

Câu hỏi 64 :

Cho từ từ 200ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa Na2CO3 được dung dịch X và 1,12 lít CO2 đktc. Cho nước vôi trong dư vào dung dịch X được m gam kết tủa. Tìm m:


A. 10g                     


B. 7,5g                    

C. 5g                       

D. 15g

Câu hỏi 65 :

Khí nào sau đây gây cảm giác chóng mặt, buồn nôn khi sử dụng bếp than ở nơi thiếu không khí ?


A. CO.                    


B. CO2.                   

C. SO2.                   

D. H2S.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK