Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 GDCD Đề kiểm tra GDCD 8 cuối học kì 1 có đáp án (Mới nhất) !!

Đề kiểm tra GDCD 8 cuối học kì 1 có đáp án (Mới nhất) !!

Câu hỏi 1 :

Cộng đồng dân cư là gì?

A. Toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.

B. Toàn thể những người cùng làm việc trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.

C. Toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, nhưng không cần hợp tác với nhau để thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.

D. Toàn thể những người cùng kinh doanh trong một khu vực, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình.

Câu hỏi 2 :

Biểu hiện nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?

A. Trẻ em tụ tập quán xá, tham gia tệ nạn xã hội. 

B. Các gia đình giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

C. Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình

D. Tảo hôn

Câu hỏi 3 :

Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?

A. Giúp khu dân cư trở nên nổi tiếng.

B. Làm cho cuộc sống sung sướng, giàu có và riêng tư hơn.

C. Làm cho cộc sống bình yên, hạnh phúc, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc

D. Khiến mọi người đoàn kết, giúp đỡ, bao che các gia đình làm ăn bất chính trong khu dân

Câu hỏi 4 :

Học sinh không nên làm gì khi tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?

A. Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.

B. Thăm hỏi, giúp đỡ những gia đình khó khăn, người già neo đơn.

C. Tham gia ngày chủ nhật xanh, bảo vệ môi trường, trồng cây xanh.

D. Nói xấu hàng xóm, không đoàn kết với xóm giềng

Câu hỏi 5 :

Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm của ai?

A. Gia đình trưởng xóm, trưởng thôn.

B. Mỗi công dân

C. Gia đình giàu có

D. Người lớn.

Câu hỏi 6 :

Những người luôn trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác là những người?

A. Không tự lập. 

B. Biết dựa vào người khác.

C. Lười lao động.

D. Lợi dụng người khác

Câu hỏi 7 :

Người có đức tính tự lập thường……… những khó khăn, thử thách của cuộc sống?

A. Đối mặt với

B. Tự tin và dám đương đầu với.

C. Coi thường.

D. Vượt qua một cách dễ dàng.

Câu hỏi 8 :

Bạn Q học lớp 8, bạn chỉ ăn và học, việc nhà thường để cho bố mẹ làm hết, quần áo bố mẹ vẫn giặt cho. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Bạn Q là người ỷ lại

B. Bạn Q là người ích kỷ.

C. Bạn Q là người tự lập. 

D. Bạn Q là người có ý thức.

Câu hỏi 9 :

Trong các ý kiến sau, ý kiến nào sai?

A. Người có tính tự lập tự mình giải quyết mọi công việc mà không cần sự giúp đỡ của người khác.

B. Người tự lập vẫn cần đến sự giúp đỡ và hợp tác của những người xung quanh.

C. Người có tính tự lập không phải lúc nào cũng thành công.

D. Người có tính tự lập thường học tập, lao động một cách tự giác và sáng tạo.

Câu hỏi 10 :

Câu tục ngữ thể hiện tính tự lập?

A. Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vẹo

B. Ăn một miếng, tiếng cả đời.

C. Của vào nhà quan như than vào lò. 

D. Có cứng mới đứng đầu gió.

Câu hỏi 11 :

Lao động tự giác là gì?


A. Lối sống tính toán, chỉ nghĩ lợi ích bản thân, toan tính, nhỏ nhen, ích kỉ.       


    

B. Chủ động làm việc, không đợi ai nhắc nhở, không phải do nhắc nhở từ bên ngoài.

C. Chỉ làm việc khi bị áp lực, giám sát, kiểm tra

D. Làm việc chăm chỉ nhưng hay nản chỉ

Câu hỏi 12 :

Vì sao cần rèn luyện lao động tự giác, sáng tạo?

A. Vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đòi hỏi có những người lao động tự giác và sáng tạo.

B. Vì để kiếm được nhiều tiền hơn, tạo ra nhiều thu nhập để có cuộc sống hưởng thụ.

C. Vì đất nước ta đang rất nghèo nàn, lạc hậu

D. Vì con người Việt Nam ngày càng lười biếng, ỷ lại.

Câu hỏi 13 :

Quan điểm nào sau đây không đúng về lao động tự giác, sáng tạo?

A. Lao động tự giác và sáng tạo cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

B. Lao động tự giác và sáng tạo sẽ giúp ta tiếp thu được kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục, hiệu quả trong lao động, học tập được nâng cao

C. Sự sáng tạo không rèn luyện được, đó là tố chất trí tuệ, bẩm sinh di truyền mà có.  

D. Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm ra cái mới,

Câu hỏi 14 :

Những ai cần lao động tự giác, sáng tạo?

A. Học sinh.

B. Tất cả mọi người.

C. Người nghèo.

D. Người lao động trí óc.

Câu hỏi 15 :

Biểu hiện nào thiếu lao động tự giác, sáng tạo?

A. Tự giác làm bài, không xem lời giải sách tham khảo.

B. Mạnh dạn suy nghĩ cách làm bài tập hay nhất, cách giải bài tập toán hợp lí nhất.

C. Rèn tính kiên nhẫn, không nản chí trước khó khăn, luôn suy nghĩ tìm ra cái mới.

D. Thụ động nghe, lười suy nghĩ, nói theo người khác.

Câu hỏi 16 :

Câu tục ngữ: “Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” khuyên chúng ta điều gì

A. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.

B. Anh, em phải trung thực với nhau.

C. Anh, em phải lo cho nhau.

D. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau.

Câu hỏi 17 :

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình đề cập đến các mối quan hệ nào?

A. Cha mẹ và con cái, anh chị em trong gia đình.

B. Ông bà, cha mẹ với con cháu trong gia đình.

C. Ông bà và con cháu trong gia đình.

D. Ông bà, cha mẹ và con cháu, anh chị em trong gia đình

Câu hỏi 18 :

Bố và mẹ bất đồng trong quan điểm nuôi dạy con theo cách dạy của Nhật Bản và Việt Nam, ép con phải học theo những thứ mà bố mẹ thích. Việc làm đó nói lên điều gì?

A. Bố mẹ không tôn trọng ý kiến của con.

B. Bố mẹ không có nhận thức đúng đắn.

C. Bố mẹ không tôn trọng con

D. Bố mẹ vi phạm pháp luật.

Câu hỏi 19 :

Chế độ hôn nhân của nước ta là?


A. Bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ.


B. Bình đẳng, một vợ một chồng.

C. Bình đẳng, tiến bộ, một vợ, một chồng

D. Bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng. 

Câu hỏi 20 :

Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình được thể hiện rõ ở đâu?

A. Luật Hôn nhân và Gia đình.

B. Luật Trẻ em.

C. Luật lao động

D. Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

Câu hỏi 24 :

Biểu hiện nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?

A. Chữa bệnh bằng cúng bái, bùa phép.

B. Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường.

C. Tụ tập đánh bạc, hút chích ma túy.

D. Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm

Câu hỏi 25 :

Học sinh cần làm gì khi tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?

A. Tụ tập quán xá, la cà ngoài đường.

B. Bỏ học đi làm để kiếm tiền. 

C. Cần tránh những việc làm xấu và tham gia những hoạt động vừa sức trong việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư

D. Tuyên truyền tin đồn nhảm để khu dân cư trở nên nổi tiếng. 

Câu hỏi 26 :

Gia đình bác Tám có cô con gái mới 16 tuổi, bác đã bắt nghỉ học để lấy chồng. Việc làm của bác Tám có ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư như thế nào?

A. Khiến cộng đồng dân cư thiếu một thành viên.

B. Ảnh hưởng môi trường của cộng đồng dân cư

C. Kinh tế gia đình giảm sút.

D. Không xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

Câu hỏi 27 :

Biểu hiện nào không thể hiện nếp sống văn hóa ở các cộng đồng dân cư?

A. Cha mẹ chăm sóc nuôi dạy con cái chăm ngoan.

B. Con cái làm những việc nhẹ trong gia đình để giúp đỡ cha mẹ, không ăn chơi đua đòi

C. Các gia đình đi họp đúng giờ, tích cực phát biểu ý kiến xây dựng cộng đồng dân cư

D. Học sinh yêu đương sớm, xem phim ảnh bạo lực...

Câu hỏi 28 :

Tự lập là gì?

A. Tự làm lấy, tự giải quyết mọi việc theo ý muốn và sở thích cá nhân của mình.

B. Dựa vào người khác để đạt được mục đích cá nhân

C. Tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. 

D. Tự mình giải quyết mọi công việc mà không cần sự giúp đỡ của người khác.

Câu hỏi 30 :

Câu tục ngữ “Có cứng mới đứng đầu gió” nói về đức tính nào?

A. Tự lập.

B. Yêu thương con người.

C. Liêm khiết

D. Trung thực.

Câu hỏi 31 :

Quan điểm nào không thể hiện tính tự lập?

A. Những thành công chỉ do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững.

B. Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng.

C. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập.

D. Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi khó khăn.

Câu hỏi 32 :

Lao động sáng tạo là gì?

A. Trong quá trình lao động luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.

B. Chủ động làm việc, không đợi ai nhắc nhở, không phải do nhắc nhở từ bên ngoài.   

C. Làm việc chăm chỉ, làm đúng theo những quy trình sẵn có.

D. Trong quá trình lao động nghĩ ra cái mới, cách mới dù chưa biết có hiệu quả hay không.

Câu hỏi 33 :

Học sinh rèn luyện tính tự lập như thế nào?

A. Học tập việc giải quyết mọi công việc mà không cần sự giúp đỡ của người khác.

B. Rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường; trong học tập, công việc và sinh hoạt hàng ngày.

C. Tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè mọi lúc mọi nơi.

D. Nhờ bố mẹ làm giúp những việc lớn và em gái làm giúp những việc nhỏ.

Câu hỏi 34 :

Ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo?

A. Giúp đẩy lùi được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

B. Tạo ra nhiều thu nhập để có cuộc sống hưởng thụ, khiến người giàu nghèo đi

C. Giúp ta tiếp thu được kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục, góp phần làm đất nước nghèo nàn, lạc hậu hơn.

D. Giúp ta tiếp thu được kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục; phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ được hoàn thiện, phát triển không ngừng; chất lượng, hiệu quả học tập, lao động sẽ ngày càng được nâng cao.

Câu hỏi 35 :

Quan điểm nào sau đây đúng về người lao động tự giác, sáng tạo?


A. Người lao động tự giác và sáng tạo không cần suy nghĩ tìm ra cách làm mới, tạo ra hiệu quả mới.


B. Người lao động tự giác và sáng tạo luôn thụ động, máy móc, rập khuôn, bảo thủ, trì trệ

C. Người lao động tự giác và sáng tạo là người có nhiệt tình và năng lực giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống.  

D. Người lao động tự giác và sáng tạo có lúc sẽ bó tay trước khó khăn, không tìm cách vượt qua khó khăn để làm tốt công việc của mình

Câu hỏi 36 :

Câu tục ngữ nào nói về lao động tự giác, sáng tạo?


A. Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.


B. Học một, biết mười

C. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

Câu hỏi 37 :

Cách học nào là cách học tự giác, sáng tạo và có hiệu quả?

A. Dựa vào bài giải trong sách tham khảo, chép lại thành bài của mình.

B. Học thuộc lòng các bài giải mẫu, bài lí thuyết để chuẩn bị cho các kì thi.

C. Học thuộc lòng các công thức, quy tắc và làm bài tập ứng dụng, tự mình tìm cách giải các bài khó, độc đáo.  

D. Tranh thủ học thêm, học trước chương trình và xem sách giải bải tập

Câu hỏi 38 :

Các hành vi: Đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà vi phạm điều gì?

A. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ.

B. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu.

C. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình

D. Quyền và nghĩa vụ của trẻ em

Câu hỏi 40 :

Đối với các hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà chúng ta cần phải làm gì?

A. Nêu gương.

B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

C. Lên án, phê phán, tố cáo.

D. Học làm theo

Câu hỏi 41 :

Gia đình gì?


A. Gia đình là nơi nuôi dưỡng mỗi con người khi còn nhỏ, khi lớn lên thì không cần gia đình nữa.


B. Gia đình là môi trường để mỗi con người học tập tri thức và kiếm tiền

C. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng những con người lành lặn, có trí thông minh. 

D. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách.

Câu hỏi 42 :

Câu tục ngữ nào không nói về tình cảm gia đình, cha mẹ, anh chị em, ông bà và các thành viên trong gia đình?

A. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

B. Anh thuận em hòa là nhà có phúc.

C. Máu chảy ruột mềm.

D. Của chồng công vợ

Câu hỏi 45 :

Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là gì?

A. Làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú; bảo vệ phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan và giữ gìn truyền thống dân tộc.

B. Làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng phong phú như tham gia các tệ nạn xã hội, các hiện tượng mạng ngày càng nhiều.

C. Làm cho đời sống vật chất ngày càng giàu có lành mạnh, phong phú như giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở, bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp.

D. Làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú như giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở, bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng; bài trừ phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan và tích cực phòng, chống các tệ nạn xã hội.



 


Câu hỏi 46 :

Việc làm thiết thực để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?

A. Biết rõ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. 

B. Không giữ gìn trật tự, đi đường sai luật quy định.

C. Học sinh yêu đương sớm, tảo hôn

D. Tụ tập đánh bạc, hút chích

Câu hỏi 47 :

Mỗi buổi chiều, các bạn nhỏ hay mang bóng ra giữa đường làng đá, việc này có ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư như thế nào?

A. Không ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư vì đường làng là của chung. 

B. Làm mất trật tự an ninh, ảnh hưởng đến giao thông, không xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

C. Giúp khu dân cư trở nên nổi tiếng.

D. Giúp văn hóa của cộng đồng được nâng cao

Câu hỏi 48 :

Làng Hinh vệ sinh sạch sẽ, trẻ em được đi học đúng tuổi, những tập tục lạc hậu bị xóa bỏ, nhân dân đoàn kết, tương trợ lẫn nhau... Những biểu hiện đó chứng tỏ?

A. Làng Hinh là làng lạc hậu.

B. Làng Hinh là làng giàu có.

C. Làng Hinh là làng văn hóa.

D. Làng Hinh là làng nghề

Câu hỏi 49 :

Quan niệm nào về nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là không đúng?

A. Nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư bao gồm cả nếp sống văn hóa trong gia đình.

B. Ngoài những nếp sống chung, ở mỗi nơi cũng có những nếp sống văn hóa mang nét đặc trưng riêng phù hợp với đạo đức mà từng địa phương phải lưu ý giữ gìn cho tốt.

C. Ở một số địa phương có tục tảo hôn là một nếp sống văn hóa cần giữ gìn.

D. Có những việc làm thuộc về cá nhân nhưng liên quan đến nếp sống văn hóa của cộng đồng như đi học, đi họp phải đúng giờ, tích cực phát biểu ý kiến...   

Câu hỏi 50 :

Tự lập mang lại ý nghĩa gì?

A. Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống và họ xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người

B. Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống nhưng họ lại nhận được sự đố kị của tất cả mọi người.

C. Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống mặc dù họ không bao giờ gặp phải khó khăn, gian khổ

D. Người có tính tự lập thường nhận được sự kính trọng của mọi người nhưng họ lại không thành công trong cuộc sống.

Câu hỏi 52 :

Biểu hiện nào là không tự lập?

A. Tự giác học bài, làm bài tập về nhà.

B. Tự chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở trước khi đến lớp.

C. Làm các việc nhà sau giờ học tập như: nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa

D. Đùn đẩy trách nhiệm, trốn tránh công việc của lớp để về nhà sớm

Câu hỏi 54 :

Ý kiến nào đúng về học sinh nghèo vượt khó?

A. Đó là những người thông minh nên gia đình có khó khăn vẫn học tập tốt.

B. Vì họ quá khó khăn nên họ được sự may mắn để học giỏi.

C. Đó là những người có nghị lực, biết tự lập, không đầu hàng những khó khăn, thử thách của cuộc sống.   

D. Đó là những người nhận được sự thương hại của người khác nên họ phải vượt khó.

Câu hỏi 55 :

Chủ động làm việc, không đợi ai nhắc nhở, không phải do nhắc nhở từ bên ngoài là khái niệm của?


A. Toan tính.


B. Lao động tự giác

C. Lao động sáng tạo

D. Tự ti.

Câu hỏi 56 :

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đòi hỏi điều gì?

A. Những người lao động tự giác và sáng tạo.

B. Những người biết hưởng thụ cuộc sống.

C. Những người lạc hậu.

D. Những người lười biếng, ỷ lại

Câu hỏi 58 :

Học sinh tự giác, sáng tạo trong học tập như thế nào?

A. Người học sinh tự giác, sáng tạo trong học tập coi trọng những bài làm mẫu có sẵn, lấy đó làm mực thước để làm bài.

B. Người học sinh tự giác, sáng tạo trong học tập say sưa nghiên cứu cá nhân, tự mình tìm ra kiến thức, chân lí, là người “học một, biết mười”.

C. Người học sinh tự giác, sáng tạo trong học tập là do bẩm sinh di truyền mà có.

D. Người học sinh tự giác, sáng tạo trong học tập không cần đến bất kì sự giúp đỡ của người khác.

Câu hỏi 59 :

Câu tục ngữ: “Học một, biết mười” khuyên chúng ta điều gì?

A. Chăm chỉ.

B. Trung thực

C. Lao động tự giác và sáng tạo.

D. Yêu thương gia đình.

Câu hỏi 60 :

Hành vi nào thể hiện trách nhiệm với cha mẹ, ông bà?

A. Lễ phép, kính trọng.

B. Nói dối người già

C. Còn nhỏ tuổi chưa phải làm công việc nhà.

D. Hủy hoại thanh danh gia đình

Câu hỏi 61 :

Câu tục ngữ nào không thể hiện mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình?

A. Con dại, cái mang.

B. Có công mài sắt, có ngày nên kim

C. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

D. Con hơn cha là nhà có phúc.

Câu hỏi 62 :

Ông bà có quyền và nghĩa vụ gì với các cháu?

A. Ông bà có quyền và nghĩa vụ với cháu nội, còn cháu ngoại thì không có quyền và nghĩa vụ gì. 

B. Ông bà có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên suốt đời.

C. Ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng

D. Ông bà không có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên

Câu hỏi 63 :

Một gia đình hạnh phúc là gia đình không có yếu tố nào?


A. Vui vẻ, hòa thuận.


B. Nuôi dạy con tốt.

C. Làm giàu chính đáng.

D. Phải có con trai.

Câu hỏi 67 :

Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?

A. Giúp khu dân cư trở nên nổi tiếng.

B. Làm cho cuộc sống sung sướng, giàu có và riêng tư hơn.

C. Khiến mọi người đoàn kết, giúp đỡ, bao che các gia đình làm ăn bất chính

D. Làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Câu hỏi 68 :

Cộng đồng dân cư là gì?

A. Toàn thể những người cùng kinh doanh trong một khu vực, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình.

B. Toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung

C. Toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, nhưng không cần hợp tác với nhau để thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung

D. Toàn thể những người cùng làm việc trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.

Câu hỏi 69 :

Biểu hiện nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?

A. Tụ tập đánh bạc, hút chích ma túy.

B. Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm.

C. Chữa bệnh bằng cúng bái, bùa phép

D. Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường

Câu hỏi 70 :

Quan niệm nào về nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là không đúng?

A. Nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư bao gồm cả nếp sống văn hóa trong gia đình.

B. Ngoài những nếp sống chung, ở mỗi nơi cũng có những nếp sống văn hóa mang nét đặc trưng riêng phù hợp với đạo đức mà từng địa phương phải lưu ý giữ gìn cho tốt.

C. Có những việc làm thuộc về cá nhân nhưng liên quan đến nếp sống văn hóa của cộng đồng như đi học, đi họp phải đúng giờ, tích cực phát biểu ý kiến.

D. Ở một số địa phương có tục tảo hôn là một nếp sống văn hóa cần giữ gìn

Câu hỏi 71 :

Gia đình bác K có cô con gái mới 17 tuổi, bác đã bắt nghỉ học để lấy chồng. Việc làm của bác K có ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư như thế nào?

A. Không xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

B. Khiến cộng đồng dân cư thiếu một thành viên.

C. Ảnh hưởng môi trường của cộng đồng dân cư

D. Kinh tế gia đình giảm sút

Câu hỏi 72 :

Câu tục ngữ thể hiện tính tự lập?

A. Con hơn cha là nhà có phúc.

B. Ăn một miếng, tiếng cả đời.

C. Có cứng mới đứng đầu gió.

D. Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Câu hỏi 73 :

Học sinh rèn luyện tính tự lập như thế nào?

A. Học tập việc giải quyết mọi công việc mà không cần sự giúp đỡ của người khác.

B. Nhờ bố mẹ làm giúp những việc lớn và em gái làm giúp những việc nhỏ.

C. Tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè mọi lúc mọi nơi.

D. Rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường; trong học tập, công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Câu hỏi 75 :

Ý kiến nào đúng về học sinh nghèo vượt khó?

A. Đó là những người thông minh nên gia đình có khó khăn vẫn học tập tốt.

B. Vì họ quá khó khăn nên họ được sự may mắn để học giỏi.

C. Đó là những người có nghị lực, biết tự lập, không đầu hàng những khó khăn, thử thách của cuộc sống. 

D. Đó là những người nhận được sự thương hại của người khác nên họ phải vượt khó.

Câu hỏi 76 :

Biểu hiện nào là không tự lập?

A. Làm các việc nhà sau giờ học tập như: nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa.

B. Đùn đẩy trách nhiệm, trốn tránh công việc của lớp để về nhà sớm.

C. Tự chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở trước khi đến lớp.

D. Tự giác học bài, làm bài tập về nhà

Câu hỏi 77 :

Câu tục ngữ: “Học một, biết mười” khuyên chúng ta điều gì?

A. Chăm chỉ.

B. Lao động tự giác và sáng tạo.

C. Trung thực.

D. Yêu thương gia đình.

Câu hỏi 78 :

Quan điểm nào sau đây không đúng về lao động tự giác, sáng tạo?

A. Lao động tự giác và sáng tạo cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

B. Lao động tự giác và sáng tạo sẽ giúp ta tiếp thu được kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục, hiệu quả trong lao động, học tập được nâng cao.

C. Sự sáng tạo không rèn luyện được, đó là tố chất trí tuệ, bẩm sinh di truyền mà có.

D. Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm ra cái mới, cách giải quyết mới.

Câu hỏi 80 :

Ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo?

A. Giúp đẩy lùi được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

B. Tạo ra nhiều thu nhập để có cuộc sống hưởng thụ, khiến người giàu nghèo đi.

C. Giúp ta tiếp thu được kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục, góp phần làm đất nước nghèo nàn, lạc hậu hơn.

D. Giúp ta tiếp thu được kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục; phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ được hoàn thiện, phát triển không ngừng; chất lượng, hiệu quả học tập, lao động sẽ ngày càng được nâng cao

Câu hỏi 81 :

Những ai cần lao động tự giác, sáng tạo?

A. Tất cả mọi người.

B. Người lao động trí óc.

C. Người nghèo

D. Học sinh

Câu hỏi 82 :

Ý nào không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình?

A. Con cái hư hỏng là do bố mẹ bất hòa, không quan tâm con cái.

B. Bố mẹ không gương mẫu, làm ăn phi pháp ảnh hưởng đến con cái.

C. Học sinh không ngoan, lười học là do nhà trường và gia đình không quan tâm.

D. Còn nhỏ tuổi chưa cần làm các công việc gia đình

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK