Lý thuyết chung về kim loại ()

Câu hỏi 4 :

Phát biểu nào sau đây đúng :

A Các kim loại Mg, K, Fe đều khử được ion Ag+ ra khỏi dung dịch thành Ag

B Các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại.

C  Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư không thu được Fe

D Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

Câu hỏi 5 :

Cho hỗn hợp gồm Zn và Fe vào dung dịch CuSO4, phản ứng xong thu được chất rắn X gồm 2 kim loại và dung dịch Y chứa 3 loại ion. Nhận xét nào sau đây là đúng :

A Zn chưa phản ứng hết, Fe chưa phản ứng, CuSO4 đã phản ứng hết

B Zn đã phản ứng hết, Fe còn dư, CuSO4 đã phản ứng hết

C Zn đã phản ứng hết, Fe phản ứng hết, CuSO4còn dư

D Zn đã phản ứng hết, Fe chưa phản ứng, CuSO4 đã phản ứng hết

Câu hỏi 6 :

Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Fe – Cu. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để thu được  Cu kim loại?

A Dung dịch Cu(NO3)2 dư 

B Dung dịch Fe(NO3)2 dư  

C Dung dịch FeCl3 dư

Câu hỏi 7 :

Cho hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu. Dung dịch nào sau đây khi lấy dư không thể hòa tan hết X :

A  NaNO3 trong HCl  

B H2SO4 loãng     

C HNO3 loãng

D H2SO4 đặc nóng

Câu hỏi 8 :

Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch

A NaOH (dư)  

B HCl (dư)    

C AgNO3 (dư)   

D NH3 (dư)

Câu hỏi 10 :

Điện phân KOH nóng chảy thì anot thu được :

A  H2

B K2

C  O2  

D K

Câu hỏi 12 :

Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất ?

A Ba2+  

B  Fe3+   

C Cu2+ 

D Pb2+

Câu hỏi 13 :

Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm NaCl và KCl có chứa vài giọt phenolphatalein, hiện tượng quan sát được là?

A  dung dịch không màu chuyển thành màu hồng         

B dung dịch không màu chuyển sang màu xanh

C dung dịch luôn không đổi màu

D

dung dịch luôn có màu hồng         


Câu hỏi 15 :

Đặc điểm của ăn mòn điện hóa là :

A Không phát sinh dòng điện. 

B Có phát sinh dòng điện

C Kim loại yếu hơn bị ăn mòn

D Xảy ra hiện tượng dương cực tan

Câu hỏi 17 :

Để bảo vệ vỏ tàu người ta thường dùng phương pháp nào sau đây :

A Dùng hợp kim không gỉ 

B  Dùng chất chống ăn mòn

C Mạ 1 lớp kim loại bền lên vỏ tàu

D Gắn lá Zn lên vỏ tàu.

Câu hỏi 22 :

Dung dịch FeSO4 bị lẫn CuSO4. Phương pháp đơn giản để loại tạp chất là :

A Cho một lá nhôm vào dung dịch

B Cho lá sắt vào dung dịch

C Cho lá đồng vào dung dịch

D Cho dung dịch NH3 cho đến dư vào dung dịch, lọc lấy kết tủa Fe(OH)2 rồi hoà tan vào dung dịch H2SO4 loãng.

Câu hỏi 23 :

Điện phân dung dịch hỗn hợp: Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, HNO3, AgNO3. Chất điện phân sau cùng là:

A Fe(NO3)2  

B AgNO3      

C HNO3       

D Cu(NO3)2

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK