Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Khác Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Dĩ An Bình Dương

Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Dĩ An Bình Dương

Câu hỏi 1 :

(3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4.          “Người Việt Nam ta từ xưa đã có tục xin chữ và cho chữ vào những ngày Tết đến, Xuân sang. Cùng với việc khai bút đầu năm, tục xin chữ và cho chữ trở thành nét đẹp văn hóa người Việt, thể hiện sự trọng chữ, tri thức và cũng là mong muốn một năm mới an khang, thịnh vượng. Việc xin chữ đầu năm ngày nay đã trở lên phổ biến… Người trung niên xin chữ Tâm, chữ Đức, chữ Nhẫn, nam thanh, nữ tú xin các chữ Danh, Duyên, Hiếu, Trung; người ít tuổi xin chữ Trí tuệ, Chí hướng; tặng bố mẹ xin chữ Tâm, An khang, Bình an; mừng các cụ cao tuổi không thể thiếu chữ Thọ, người làm nghề buôn bán, kinh doanh sẽ là chữ Lộc, chữ Tín… Đối với người cho chữ thì thận trọng dồn hết tâm tư, cái hồn của mình vào đường đi của từng nét cọ điêu luyện, để có cái thần của nét chữ, sao cho đẹp cả hình thức và nội dung, thể hiện khả năng viết chữ đẹp của mình. Chữ thường được viết trên nền giấy hồng, giấy đỏ biểu tượng màu may mắn, tốt lành. Tùy thuộc vào nội dung của chữ mà người viết bằng mực nho hay nhũ vàng để có ý nghĩa nhất cho người xin chữ… ”                                (08/01/2016 – Báo điện tử Vĩnh Phúc – Sao Mai).Câu 1. Văn bản trên đã đề cập đến tục lệ gì của người Việt? Vì sao tác giả cho rằng tục lệ đó là nét đẹp văn hóa người Việt? (0,25 điểm).Câu 2. Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn. Phân tích ý nghĩa diễn đạt của biện pháp tu từ đó? (0,5 điểm).Câu 3. Tìm hai yêu cầu cơ bản mà người viết đã đặt ra đối với người cho chữ. Anh chị hãy thay thế bằng hai từ ngắn gọn và phù hợp nhất. (0,5 điểm)Câu 4. Nếu là người xin chữ, anh/chị sẽ chọn cho mình chữ gì? Giải thích ý nghĩa của chữ ấy đối với việc lựa chọn của anh/chị. (Trình bày bằng một đoạn văn trong khoảng 5 – 7 dòng) (0,25 điểm).Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8.Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ,Mùi hoa thiên lý thoang thoảng chiều thu. Con cò bay lả trong câu hát,Giấc trẻ say dài nhịp võng ru. Lá thấp cành cao gió đuổi nhau,Góc vườn rụng vội chiếc mo cau.Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác,Đàn kiến trường chinh tự thuở nào. Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non,Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con.Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín,Điểm nhạt da trời những chấm son.Thong thả trăng non dựng cuối làng,Giữa nhà cây lá bóng xiên ngang.Chìu con, cặm cụi đôi ngày phép,Ngồi bẻ đèn sao, phất giấy vàng.                                    (Chiều thu – Nguyễn Bính, Nhà văn trong trường)Câu 5. Xác định hai phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên. (0,25 điểm)Câu 6. Tìm các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ 2 và 3. Qua đó, nêu nhận xét chung về hiệu quả diễn đạt của chúng trong bức tranh mùa thu. (0,5 điểm)Câu 7. Trình bày cảm nhận của anh chị về đoạn thơ.“Đoạn thơ chỉ thuần là bức tranh thiên nhiên, miêu tả cảnh sắc chiều thu.” và “Hình ảnh thiên nhiên và con người như hòa quyện vào nhau làm nên vẻ đẹp yên bình của bức tranh mùa thu nông thôn”. Theo anh/chị, ý kiến nào đúng? Vì sao? (0,5 điểm)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK