Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Vật lý trường THPT Hàn Thuyên lần 2 năm 2016Mã đề 132

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Vật lý trường THPT Hàn Thuyên lần 2 năm 2016Mã đề 132

Câu hỏi 2 :

Khi điện áp giữa hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp sớm pha π/4 đối với dòng điện trong mạch thì:     

A tần số của dòng điện trong mạch nhỏ hơn giá trị cần xảy ra hiện tượng cộng hưởng

B điện áp giữa hai đầu điện trở sớm pha π/4 so với điện áp giữa hai đầu tụ điện

C  tổng trở của mạch bằng hai lần thành phần điện trở thuần R của mạch

D hiệu số giữa cảm kháng và dung kháng bằng điện trở thuần của mạch 

Câu hỏi 3 :

Dung kháng của một mạch RLC mắc nối tiếp đang có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Muốn xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch ta phải

A giảm tần số dòng điện xoay chiều.   

B tăng điện dung của tụ điện

C  tăng hệ số tự cảm của cuộn dây.  

D giảm điện trở của mạch. 

Câu hỏi 4 :

Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động   

A với tần số nhỏ nhất, biên độ lớn nhất     

B với tần số lớn bằng tần số dao động riêng

C  với tần số lớn nhất, biên độ lớn nhất 

D với biên độ bằng biên độ ngoại lực 

Câu hỏi 5 :

Chiếu xiên một chùm sáng hẹp gồm hai ánh sáng đơn sắc là vàng và lam từ không khí tới mặt nước thì    

A tia khúc xạ chỉ là ánh sáng vàng, còn tia lam bị phản xạ toàn phần

B chùm sáng bị phản xạ toàn phần

C so với phương tia tới, tia khúc xạ vàng bị lệch ít hơn tia khúc xạ lam

D so với phương tia tới, tia khúc xạ lam bị lệch ít hơn tia khúc xạ vàng 

Câu hỏi 6 :

Một vật dao động điều hòa, khi động năng bằng 3 lần thế năng thì:

A độ lớn vận tốc đạt cực đại                

B độ lớn vận tốc bằng nửa độ lớn cực đại

C  độ lớn gia tốc bằng nửa độ lớn cực đại      

D độ lớn gia tốc đạt cực đại 

Câu hỏi 7 :

Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, người ta thường dùng cách nào sau đây để giảm hao phí

A Giảm công suất truyền tải        

B Giảm điện trở của dây dẫn

C Tăng điện áp truyền tải                  

D Tăng tiết diện của dây dẫn 

Câu hỏi 8 :

Kết luận nào sau đây KHÔNG đúng?Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh, ta có thể tạo ra điện áp hiệu dụng     

A  giữa hai đầu cuộn cảm lớn hơn hai đầu đoạn mạch

B  giữa hai đầu điện trở lớn hơn hai đầu đoạn mạch

C giữa hai đầu cuộn cảm bằng hai đầu tụ điện.

D giữa hai đầu tụ điện lớn hơn hai đầu đoạn mạch 

Câu hỏi 9 :

Trong mạch dao động LC lí tưởng, đại lượng không phụ thuộc vào thời gian là

A  cường độ dòng điện trong mạch.    

B điện tích trên một bản tụ.

C năng lượng điện từ.            

D năng lượng từ và năng lượng điện 

Câu hỏi 12 :

Vật dao động điều hòa với tần số 3Hz. Động năng của vật biến đổi tuần hoàn với tần số:

A 8Hz               

B 4Hz            

C 6Hz       

D 3Hz 

Câu hỏi 14 :

Vận tốc của ánh sáng đơn sắc từ đỏ đến tím khi truyền trong nước thì     

A Mọi ánh sáng đơn sắc đều có vận tốc truyền như nhau

B Ánh sáng lục có vận tốc lớn nhất.

C Ánh sáng đỏ có vận tốc lớn nhất

D Ánh sáng tím có vận tốc lớn nhất 

Câu hỏi 17 :

Phát biểu nào sau đây SAI khi trong mạch RLC mắc nối tiếp xảy ra cộng hưởng điện.    

A Cường độ dòng điện trong mạch cùng pha với điện áp hai đầu mạch.

B  Tổng trở của mạch là nhỏ nhất và không phụ thuộc vào điện trở thuần.

C Công suất tiêu thụ của mạch đạt cực đại.

D Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện và hai đầu cuộn cảm có độ lớn bằng nhau. 

Câu hỏi 20 :

Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 8cm và ω = π rad/s. Tại thời điểm ban đầu vật qua vị trí có li độ x0 = 4cm theo chiều âm. Phương trình dao động của vật là:

A =8cos(π-π/3)(cm)    

B =8cos(π-2π/3)(cm)

C =8cos(π+π/3)(cm)         

D =8cos(π+2π/3)(cm

Câu hỏi 21 :

Trong quá trình vật dao động điều hòa, lực hồi phục   

A biến đổi ngược pha với vận tốc        

B biến đổi ngược pha với li độ

C  biến đổi ngược pha với gia tốc   

D có độ lớn không đổi 

Câu hỏi 23 :

Trong quá trình vật dao động điều hòa 

A vận tốc bằng không tại vị trí cân bằng

B vận tốc giảm dần khi vật đi từ biên về cân bằng

C vận tốc biến đổi trễ pha hơn li độ là π/2

D  vận tốc và gia tốc cùng dấu khi vật đi từ biên về cân bằng

Câu hỏi 28 :

Sự phóng xạ và sự phân hạch hạt nhân

A  đều có sự hấp thụ nơtron chậm.           

B đều là phản ứng hạt nhân thu năng lượng.

C  đều không phải là phản ứng hạt nhân.     

D đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

Câu hỏi 29 :

Chọn phát biểu SAI về phản ứng hạt nhân thu năng lượng   

A tổng khối lượng của các hạt nhân sau phản ứng lớn hơn so với trước phản ứng

B tổng độ hụt khối của các hạt nhân sau phản ứng nhỏ hơn so với trước phản ứng

C  các hạt nhân sau phản ứng bền vững hơn so với trước phản ứng

D không thể tự xảy ra và phải cung cấp năng lượng cho phản ứng 

Câu hỏi 30 :

Sóng cơ lan truyền trên mặt nước có bước sóng 4cm. Độ lệch pha giữa hai điểm M, N cách nhau 6cm là

A  2π         

B 3π                

C π/2               

D 1,5π

Câu hỏi 31 :

Hạt nhân Triti 13T có mấy nơtron?

A 1

B 2

C 3

D 0

Câu hỏi 45 :

Trong mạch dao động lí tưởng LC. Lúc to = 0 bản tụ A tích điện dương, bản tụ B tích điện âm và chiều dòng điện đi qua cuộn cảm từ B sang A. Sau ¾ chu kì dao động của mạch thì     

A dòng điện đi theo chiều từ B đến A, bản A mang điện dương.

B dòng điện đi theo chiều từ A đến B, bản A tích điện âm.

C dòng điện đi theo chiều từ A đến B, bản A tích điện dương.

D  dòng điện đi theo chiều từ B đến A, bản A tích điện âm.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK