Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Khác Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT chuyên Bắc Giang lần 1

Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT chuyên Bắc Giang lần 1

Câu hỏi 1 :

(3,0 điểm)Đọc đoạn văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:Tại Paris, các lãnh đạo thế giới đang thảo luận về con số 2 độ C. Nghe có vẻ đó là một mục tiêu đơn giản nhưng trên thực tế nó rất lớn. Sự gia tăng như vậy trong nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ đưa con người vào một thế giới chưa từng được biết đến trong lịch sử. Và hậu quả tiềm tàng là gì? Hãy nghĩ tới một sa mạc tồi tệ. Hán hán sẽ gia tăng. Cháy rừng sẽ tăng gấp 8 lần mức độ hiện thời. Các cuộc chiến vì nguồn nước sạch. Động vật và cây cối sẽ tuyệt chủng theo hiệu ứng domino. Mùa màng sẽ thất bát. Làn sóng người di cư sẽ ồ ạt rời khỏi các thành phố ven biển do nước biển dâng để tìm kiếm thức ăn và nơi ở mới.(Vì sao COP 21 quan trọng với thế giới? – Báo điện tử Dân trí ngày 01 tháng 12 năm 2015).Câu 1: Đoạn văn đề cập đến vấn đề gì? (0,25 điểm)Câu 2: “COP” là từ viết tắt của cụm từ nào? Vì sao gọi là COP 21? (0,25 điểm)Câu 3: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản? (0,5 điểm)Câu 4: Thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn bản? (0,5 điểm)Đọc tiếp đoạn văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:Mũi Cà Mau: Mầm đất tươi nonMấy mươi đời lần luôn ra biển;Phù sa vạn dặm tới đây tuônLắng lại và chân người bước đến Tổ quốc tôi như một con tàuMũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau.                    (Mũi Cà Mau – Xuân Diệu)Câu 5: Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ? (0,25 điểm)Câu 6: Vì sao nhà thơ Xuân Diệu gọi Mũi Cà Mau là “mầm” mà không gọi là mảnh hay miền đất? Hình ảnh “Mầm đất” đó liệu có còn đúng nữa không trong tương lai? (0,5 điểm)Câu 7: Xác định và chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: (0,5 điểm)Tổ quốc tôi như một con tàuMũi thuyền ta đó – mũi Cà MauCâu 8: Từ hình ảnh “Tổ quốc – con tàu” của Xuân Diệu hãy liên tưởng đến một vài hình ảnh đẹp khác về Tổ quốc qua những trải nghiệm thơ ca của anh/chị? (0,25 điểm)

Câu hỏi 3 :

(4,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn văn sau:“Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thế cho kịp lúc mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội.Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ […] Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi:                   Mày có con trai con gái rồi                   Mày đi làm nương                   Ta không có con trai con gái                   Ta đi tìm người yêuTiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới.Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm cái sân chơi chung ngày Tết. Trai gái trẻ con ra sân chơi ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy.Cả nhà thống lí Pá Tra vừa ăn xong bữa cơm Tết cúng ma. Xung quanh, chiêng đánh ầm ĩ, người ốp đồng vẫn còn nhảy lên xuống, run bần bật. Vừa hết bữa cơm lại tiếp ngay bữa rượu bên bếp lửa.Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mỵ thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường:Anh ném pao, em không bắtEm không yêu, quả pao rơi rồi…Lúc ấy, A Sử vừa ở đâu về, lại đang sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm, nó còn muốn rình bắt mấy người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mỵ nói gì.Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mỵ muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra bỗng quay lại lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:- Mày muốn đi chơi à?Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.Từ đoạn văn, nhận xét về nét đặc sắc nghệ thuật của cây bút Tô Hoài. 

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK