Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 13

Câu hỏi 1 :

Thời kì phồn vinh của nền kinh tế Mĩ ở thập niên 20 của thế kỉ XX được biểu hiện như thế nào?

A. Các nước tư bản trở thành con nợ của Mĩ

B. Mĩ nắm trong tay 60% dự trữ ngoại tệ của thế giới

C. Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp duy nhất của thế giới

D. Nền kinh tế Mĩ tăng trưởng cao, đặc biệt là sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ

Câu hỏi 2 :

Thời kì phồn vinh của nền kinh tế Mĩ chấm dứt khi

A. Dự trữ ngoại tệ của Mĩ bị sụt giảm

B. Mĩ mất vị trí là trung tâm công nghiệp số 1 thế giới

C. Khủng hoảng kinh tế bùng nổ tháng 10 - 1929

D. Các nước tư bản vượt Mĩ, vươn lên phát triển mạnh mẽ

Câu hỏi 3 :

Cuộc khủng hoàng kinh tế ở nước Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực

A. Nông nghiệp

B. Công nghiệp

C. Tài chính, ngân hàng

D. Thương mại, dịch vụ

Câu hỏi 4 :

Ý nào không phản ánh đúng về tình hình thị trường chứng khoán Mĩ trong ngày 29 - 10 - 1929?

A. Ngày khủng hoảng chưa từng có

B. Giá một loại cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt xuống 80%

C. Có loại cổ phiếu giá lại tăng nhanh đến chóng mặt

D. Hàng triệu người mất sạch số tiền mà họ đã tiết kiệm cả đời

Câu hỏi 5 :

Khủng hoảng kinh tế ở Mĩ diễn ra trầm trọng nhất vào năm nào?

A. Năm 1930

B. Năm 1931

C. Năm 1932

D. Năm 1933

Câu hỏi 7 :

Bản chất của Chính sách mới là gì?

A. Nhà nước đề xuất một hệ thống những chính sách mới về kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội

B. Nhà nước cho phép các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội của đất nước có những đổi mới phù hợp

C. Là chính sách đầu tư có trọng điểm của Nhà nước vào các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội của đất nước

D. Là hệ thống chính sách tích cực của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội

Câu hỏi 8 :

Ý nào không phản ánh đúng những biện pháp mà Chính phủ Rudơven đã thực hiện để can thiệp vào đời sống kinh tế nước Mĩ trong cơn khủng hoảng?

A. Ban bố lệnh can thiệp khẩn cấp

B. Phục hồi sự phát triển kinh tế

C. Tạo thêm việc làm

D. Giải quyết nạn thất nghiệp

Câu hỏi 9 :

Để phục hồi và phát triển nền kinh tế, Chính phủ Rudơven đã thông qua một số đạo luật, ngoại trừ

A. Đạo luật về ngân hàng

B. Đạo luật phục hưng công nghiệp

C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp

D. Đạo luật phát triển du lịch - dịch vụ

Câu hỏi 10 :

Đạo luật quan trọng nhất nhằm phục hồi và phát triển nền kinh tế là

A. Đạo luật về ngân hàng

B. Đạo luật phục hưng công nghiệp

C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp

D. Cả ba đạo luật về ngân hàng, công nghiệp, nông nghiệp

Câu hỏi 11 :

Nội dung chủ yếu của đạo luật phục hưng công nghiệp là gì?

A. Tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ

B. Kêu gọi tư bản nước ngoài đầu tư vào các ngành công nghiệp theo những hợp đồng dài hạn

C. Cho phép phát triển tự do hóa một số ngành công nghiệp mà không cần có những hợp đồng thỏa thuận

D. Tập trung vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn bằng kí kết những hợp đồng về thị trường tiêu thụ với chủ tư bản

Câu hỏi 12 :

Chính sách mới đã giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản của nước Mĩ, ngoại trừ

A. Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, duy trì được chế độ dân chủ tư sản

B. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế

C. Tình trạng phân biệt đối xử với người da đen và da màu, xây dựng xã hội dân chủ thực sự

D. Khôi phục sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo nhiều việc làm mới

Câu hỏi 13 :

Trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mĩ, Ph.Rudơven trúng cử mấy nhiệm kì liên tiếp?

A. 2 nhiệm kì

B. 3 nhiệm kì

C. 4 nhiệm kì

D. 5 nhiệm kì

Câu hỏi 14 :

Chính sách đối ngoại chủ yếu của Mĩ đối với các nước Mĩ Latinh là

A. Chính sách làng giềng hợp tác

B. Chính sách làng giềng đoàn kết

C. Chính sách làng giềng hữu nghị

D. Chính sách làng giềng thân thiện

Câu hỏi 16 :

Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật về vấn đề quốc tế để làm gì?

A. Giữ vai trò trung lập giữa các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ

B. Ủng hộ các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ

C. Can thiệp quân sự vào các nước bên ngoài nước Mĩ

D. Giúp đỡ các thế lực thù địch ở bên ngoài nước Mĩ

Câu hỏi 17 :

Chính phủ Ru-dơ-ven đã chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô vào thời gian nào?

A. Tháng 9 - 1931

B. Tháng 10 - 1932

C. Tháng 11 -1933

D. Tháng 12 – 1934

Câu hỏi 18 :

Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới, Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật để:

A. giúp đỡ các nước tư bản ở châu Âu chống lại các nước phát xít

B. có thể can thiệp quân sự vào các nước bên ngoài nước Mĩ

C. ủng hộ các cuộc chiến tranh, xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ

D. giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ

Câu hỏi 19 :

Thời kì hoàng kim của kinh tế Mĩ chấm dứt khi nào?

A. Dự trữ vàng và ngoại tệ của Mĩ bị sụt giảm

B. Cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ vào tháng 10 - 1929

C. Mĩ mất vị trí là trung tâm kinh tế đứng đầu thế giói

D. Kinh tế Mĩ vấp phải sự cạnh tranh của Tây Âu, Nhật Bản

Câu hỏi 20 :

Cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy bất ngờ bùng nổ ở Mĩ vào thời gian nào?

A. Tháng 9 năm 1929

B. Tháng 10 năm 1929

C. Tháng 11 năm 1929

D. Tháng 12 năm 1929

Câu hỏi 21 :

Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ bắt đầu trong lĩnh vực nào?

A. Nông nghiệp

B. Công nghiệp

C. Thương mại

D. Tài chính ngân hàng

Câu hỏi 22 :

Ý nào sau đây không đúng khi nói về tình hình thị trường chứng khoán nước Mĩ ngày 29 - 10 - 1929?

A. Là ngày hoảng loạn chưa từng có

B. Có những loại cổ phiếu giá lại tăng lên rất nhanh

C. Giá một loại cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt xuống 80%

D. Hàng triệu người đã mất sạch số tiền mà họ đã tiết kiệm cả đời

Câu hỏi 25 :

Ý nào sau đây không phải là biện pháp mà Chính phủ Ru-dơ-ven đã thực hiện để can thiệp vào đời sống kinh tế nước Mĩ trong con khủng hoảng?

A. Phục hồi sự phát triển kinh tế

B. Tạo thêm nhiều việc làm mới

C. Mở rộng đầu tư ra nước ngoài

D. Giải quyết nạn thất nghiệp

Câu hỏi 26 :

Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Tổng thống Ru-do-ven đã:

A. tiến hành chính sách xâm lược các nước khác

B. nhờ vào sự giúp đỡ của các nước khác

C. tổ chức lại các hoạt động dịch vụ

D. thực hiện Chính sách mới

Câu hỏi 27 :

Đạo luật quan trọng nhất mà Chính phủ Ru-dơ-ven thông qua nhằm phục hồi sự phát triển kinh tế Mĩ là:

A. đạo luật về ngân hàng

B. đạo luật điều chỉnh nông nghiệp

C. đạo luật phát triển lĩnh vực du lịch

D. đạo luật phục hưng công nghiệp

Câu hỏi 28 :

Đạo luật nào sau đây không phải là đạo luật mà Chính phủ Ru-do-ven thông qua nhằm phục hồi sự phát triển kinh tế Mĩ?

A. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp

B. Đạo luật về ngân hàng

C. Đạo luật phục hưng công nghiệp

D. Đạo luật phát triển ngoại thương

Câu hỏi 29 :

Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Tổng thống Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực nào?

A. Kinh tế - chính trị và văn hóa - xã hội

B. Kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội

C. Kinh tế - đối ngoại và chính trị - an ninh

D. Kinh tế - tài chính và an ninh - quốc phòng

Câu hỏi 30 :

Nội dung chủ yếu của đạo luật Phục hưng công nghiệp là gì?

A. Đẩy mạnh sản xuất các ngành công nghiệp truyền thống và hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu

B. Cho phép các công ti, doanh nghiệp nước ngoài được tự do đầu tư, tham gia quản lí sản xuất công nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất

C. Quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ

D. Sử dụng lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có ở địa bàn nông thôn để phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt,...

Câu hỏi 31 :

Vấn đề cơ bản nào sau đây không phải là vấn đề mà Chính sách mới của nước Mĩ đã giải quyết được trong cơn khủng hoảng nguy kịch?

A. Khôi phục sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm mới, cứu trợ người thất nghiệp

B. Xóa bỏ hoàn toàn sự phân biệt chủng tộc và chênh lệch về mức sống

C. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế

D. Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, duy trì được chế độ dân chủ tư sản

Câu hỏi 32 :

Vai trò của Nhà nước Mĩ trong việc thực hiện Chính sách mới là gì?

A. Kêu gọi, ưu đãi trong đầu tư nước ngoài

B. Can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế

C. Để cho kinh tế phát triển một cách tự do

D. Chi phối, điều tiết toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Câu hỏi 35 :

Trong quan hệ với các nước Mĩ Latinh, Chính phủ Ru-dơ-ven đề ra:

A. Chính sách láng giềng hữu nghị

B. Chính sách láng giềng thân thiện

C. Chính sách láng giềng hợp tác

D. Chính sách láng giềng đoàn kết

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK