Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Hóa học Đề thi giữa HK2 môn Hóa học 9 năm 2021- Trường THCS Lý Thường Kiệt

Đề thi giữa HK2 môn Hóa học 9 năm 2021- Trường THCS Lý Thường Kiệt

Câu hỏi 1 :

Cấu tạo phân tử etilen và axetilen khác nhau do nguyên nhân nào?

A. số nguyên tử C trong mỗi phân tử.

B. tính chất của chúng khác nhau.

C. etilen có liên kết đôi còn axetilen có liên kết ba.

D. C trong etilen có hóa trị II, còn C trong axetilen có hóa trị I.

Câu hỏi 3 :

Cho phương trình: C6H6 + Br2  C6H5Br + HBr (Fe)Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. C6H6 là chất lỏng, Br2 là chất khí.

B. C6H5Br là chất lỏng không màu.

C. HBr là chất khí màu nâu đỏ.

D. phản ứng xảy ra ở nhiệt độ rất thấp.

Câu hỏi 4 :

Một bình kín chứa hỗn hợp khí C2H4 và O2, trong bình có mặt dung dịch Br2. Đốt cháy hỗn hợp bằng tia lửa điện, lắc nhẹ bình người ta thấy

A. màu nâu dung dịch Br2 nhạt một phần chứng tỏ C2H4 còn.

B. khối lượng bình nặng hơn so với trước khi đốt.

C. nhiệt độ trong bình không đổi.

D. khối lượng dung dịch Br2 giảm.

Câu hỏi 6 :

Cho quá trình: dầu nặng -> xăng + hỗn hợp khí. Quá trình này có tên gọi là gì?

A. sự phân hủy

B. quá trình crackinh

C. quá trình trùng hợp

D. sự chưng cất dầu mỏ

Câu hỏi 9 :

Cho phản ứng 2CH4  C2H2 + 3H2 (15000C)Để biết phản ứng đã xảy ra người ta làm cách nào?

A. cho hỗn hợp sau phản ứng sục vào dung dịch brom, dung dịch brom mất màu.

B. đốt hỗn hợp sau phản nwgs, sẽ có phản ứng cháy và tỏa nhiều nhiệt.

C. quan sát thấy có hiện tượng sủi bọt do có khí H2 thoát ra.

D. so sánh thể tích hỗn hợp khí trước và sau khi đốt sẽ có sự giảm thể tích.

Câu hỏi 13 :

Khí C2H2 có lẫn khí CO2, SO2 và hơi H2O. Để thu được C2H2 tinh khiết có thể cho hỗn hợp qua dung dịch nào sau đây?

A. dung dịch KOH (dư), sau đó qua H2SO4 đặc.

B. dung dịch KOH (dư).

C. H2SO4 đặc.

D. H2SO4 đặc, sau đó qua dung dịch KOH (dư).

Câu hỏi 15 :

Từ CaC2, nước, người ta có thể điều chế trực tiếp chất nào trong các chất sau?

A. Etan (C2H6)

B. Etilen (C2H4)

C. Axetilen (C2H4)     

D. Metan (CH4)

Câu hỏi 17 :

Sản phẩm phản ứng khi đun nóng dung dịch CH3COOC2H5 với NaOH (vừa đủ) là gì?

A. CH3 – COONa, C2H5OH.

B. H – COONa, C3H7OH.

C. C2H5 – COONa, CH3OH.

D. C3H7 – COONa, C2H5OH.

Câu hỏi 19 :

Để nhận ra trong rượu etylic có lẫn một ít nước người ta dùng chất nào?

A. natri

B. CuSO4 khan

C. H2SO4 đặc   

D. phương pháp đốt cháy.

Câu hỏi 23 :

Khi cho Na vào dung dịch rượu etylic sản phẩm thu được gồm (không kể dung môi) những chất nào?

A. C2H5ONa, H2.  

B. C2H5ONa, NaOH

C. NaOH, H2       

D. C2H5ONa, NaOH, H2.

Câu hỏi 24 :

Để nhận biết dung dịch CH3COOH và benzen người ta có thể sử dụng thuốc thử nào?

A. Na

B. quỳ tím

C. NaHCO3

D. Na, quỳ tím, NaHCO3.

Câu hỏi 25 :

Rượu etylic tan vô hạn trong nước, trong khi benzen không tan trong nước là do nguyên nhân nào?

A. rượu etylic có khối lượng phân tử bé hơn benzen.

B. trong phân tử rượu etylic có nhóm – OH.

C. benzen có mạch vòng.

D. trong phân tử rượu etylic có nhóm – COOH.

Câu hỏi 26 :

Sản phẩm phản ứng khi nung chất béo với dung dịch NaOH là gì?

A. glixerol và hỗn hợp các muối natri của axit béo.

B. xà phòng và rượu etylic.

C. axit axetic và rượu etylic.

D. glixerol và natri axetat.

Câu hỏi 27 :

CH3COOH tác dụng được với các chất trong dãy nào dưới đây?

A. Na2CO3, NaOH, Cu(OH)2, Fe.

B. NaHCO3, CuO, Cu, Zn.

C. NaHCO3, FeSO4, CuO, Zn.

D. AgNO3, CuO, Ag, Zn.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK