Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lịch Sử Trường THPT Chuyên Lê Khiết

Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lịch Sử Trường THPT Chuyên Lê Khiết

Câu hỏi 1 :

Việc hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong tổ chức Liên Hợp quốc dựa trên cơ sở nền tảng nào?

A. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

C. Tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết.

D. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

Câu hỏi 2 :

Đâu không phải là việc làm của Liên Hợp quốc để trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới?

A. Mở rộng kết nạp thành viên trên toàn thế giới.

B. Giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực.

C. Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế.

D. Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo,…

Câu hỏi 4 :

Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào khoảng thời gian nào?

A. 7- 1976

B. 7- 1977

C. 9-1977

D. 7-1979

Câu hỏi 5 :

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tác động như thế nào đến phong trào cách mạng thế giới?

A. Là nhân tố thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển. 

B. Là tổn thất to lớn của phong trào cách mạng thế giới. 

C. Là thành quả đấu tranh kiên cường bền bỉ của phong trào cách mạng thế giới. 

D. Không có tác động gì.

Câu hỏi 6 :

Nguyên nhân khách quan dẫn tới sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là

A. Sai lầm trong quá trình cải tổ.

B. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật.

C. Sự chống phá của các thế lực thù địch.

D. Những hạn chế, thiếu sót trong bản thân nền kinh tế - xã hội tồn tại lâu dài.

Câu hỏi 7 :

Nội dung nào không phải đường lối xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Bảo vệ hoà bình, an ninh thế giới.

B. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

C. Mở rộng liên minh quân sự ở Châu Âu, châu Á và Mỹ Latinh.

D. Viện trợ, giúp đỡ nhiều nước xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi 8 :

Đường lối cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Xô Viết trong những năm 1945 - 1991 là

A. hòa bình, trung lập và ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

B. hòa bình, kiên quyết chống chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc.

C. hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

D. hòa dịu, đi đầu trong việc ủng hộ phong trào dân tộc dân chủ.

Câu hỏi 9 :

Thuận lợi chủ yếu của Liên Xô trong cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới.

B. Thu được nhiều chiến phí do Đức và Nhật bồi thường.

C. Tinh thần tự lực tự cường của nhân dân Liên Xô.

D. Giành được nhiều thuộc địa trong chiến tranh.

Câu hỏi 10 :

Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công và Ma Cao vào thời gian nào?

A. Tháng 7 và tháng 12 - 1997.

B. Tháng 7 và tháng 12 - 1999.

C. Tháng 7 - 1997 và tháng 12 - 1999.

D. Tháng 12 - 1997 và tháng 7 - 1999.

Câu hỏi 11 :

Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời gian nào?

A. 18-1-1949.

B. 18-1-1950.

C. 18-1-1951.

D. 20-1-1950.

Câu hỏi 12 :

Ý nào dưới đây không phải đường lối đối ngoại của Trung Quốc từ năm 1978?

A. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Inđônêxia,…

B. Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế.

C. Ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam.

D. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ.

Câu hỏi 13 :

Trong giai đoạn 1949 - 1959, Trung Quốc thi hành đường lối đối ngoại như thế nào?

A. Thụ động, phụ thuộc vào Liên Xô.

B. Thù địch với nhiều quốc gia.

C. Nước lớn.

D. Hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

Câu hỏi 14 :

Sau giai đoạn từ tháng 7-1946 đến tháng 6-1947, quân giải phóng Trung Quốc thực hiện chiến lược

A. Phòng ngự.

B. Phòng ngự tích cực.

C. Phản công.

D. Thủ hiểm.

Câu hỏi 15 :

Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) sụp đổ ở Nam Phi đã chứng tỏ điều gì?

A. Hình thức chủ nghĩa thực dân kiểu mới bắt đầu vào khủng hoảng, suy yếu.

B. Một biện pháp thống trị của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ.

C. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ bị tan rã hoàn toàn.

D. Cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội đã hoàn thành ở châu Phi.

Câu hỏi 16 :

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã giành thắng lợi nhưng xung đột quân sự vẫn xảy ra ở một số nơi?

A. Do sự tranh chấp về tài nguyên.

B. Do sự can thiệp của các thế lực thù địch.

C. Do tham vọng quyền lực của các lực lượng chính trị.

D. Do hậu quả của việc phân chia thuộc địa trước đây của các nước thực dân.

Câu hỏi 17 :

Điểm khác nhau cơ bản giữa chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai ở Nam Phi với chính sách cai trị của nhà nước Hồi giáo tự xưng IS hiện nay là

A. Thực hiện chính sách cực đoan, tàn sát nhiều người vô tội.

B. Lấy niềm tin tôn giáo làm cơ sở để phân biệt, kì thị.

C. Phân biệt, đối xử, kì thị tàn bạo dựa trên sắc tộc.

D. Sử dụng giáo lí tôn giáo làm cơ sở để xây dựng luật pháp.

Câu hỏi 18 :

Anh (chị) hiểu như thế nào là chế độ Apácthai?

A. Là sự phân biệt con người dựa trên tài sản.

B. Là sự phân biệt con người dựa trên chủng tộc (màu da).

C. Là sự phân biệt con người dựa quốc gia.

D. Là sự phân biệt con người dựa trên cơ sở văn hóa.

Câu hỏi 19 :

Tuyên bố “Phi thực dân hóa” của Đại Hội đồng Liên Hợp quốc đã có tác động như thế nào đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?

A. Chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.

B. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi.

C. Tạo điều kiện để nhân dân đứng lên lật đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa ở châu Phi.

D. 17 nước châu Phi giành độc lập năm 1960 ( “Năm châu Phi”).

Câu hỏi 20 :

Năm 1960, 17 nước châu Phi được trao trả độc lập khởi nguồn từ sự kiện nào?

A. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).

B. Hiệp định Giơnevơ (1954).

C. Tuyên bố “Phi thực dân hóa” (1960).

D. Sự thành lập Phong trào không liên kết (1955).

Câu hỏi 21 :

Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng được xếp vào phong trào giải phóng dân tộc?

A. Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân.

B. Cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc là sự tiếp nối của phong trào giải phóng dân tộc.

C. Nó là sự áp bức, kì thị của người da trắng với người da màu.

D. Nó lật đổ quyền thống trị của thực dân da trắng ở Nam Phi.

Câu hỏi 22 :

Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam đã có tác động trực tiếp đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

B. Hiệp định Giơnevơ (1954).

C. Hiệp định Pari (1973).

D. Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân (1975).

Câu hỏi 23 :

Điều kiện khách quan có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc châu Phi phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Sự xác lập của trật tự hai cực Ianta.

B. Các thế lực đế quốc thực dân Anh, Pháp suy yếu.

C. Sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô.

D. Sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi 24 :

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi được gọi là “Lục địa trỗi dậy” vì?

A. Là “lá cờ đầu” trong phong trào đầu tranh chống đế quốc Pháp và Mĩ.

B. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.

C. Phong trào công dân diễn ra sôi nổi.

D. Phong trào đấu tranh chống chế độc tài thân Mĩ phát triển.

Câu hỏi 25 :

Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), châu Phi được mệnh danh là “Lục địa mới trỗi dậy”?

A. Do đây là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp, Mĩ.

B. Do phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh và hầu hết các nước châu Phi đã giành được độc lập.

C. Do cơn bão táp cách mạng chống chủ nghĩa thực dân bùng lên và giành thắng lợi sau một thời gian dài diễn ra yếu ớt.

D. Do làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở đây.

Câu hỏi 26 :

Ý nào không phản ánh đúng khó khăn mà các nước châu Phi gặp phải sau khi giành độc lập dân tộc?

A. Xung đột về sắc tộc và tôn giáo.

B. Thiếu nhân công lao động.

C. Nạn đói liên miên nợ nần chồng chất dịch bệnh.           

D. Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân mới.

Câu hỏi 27 :

Đặc điểm chung của tình hình kinh tế- xã hội châu Phi sau khi giành độc lập là

A. Đặc điểm chung của tình hình kinh tế- xã hội châu Phi sau khi giành độc lập là

B. Đặc điểm chung của tình hình kinh tế- xã hội châu Phi sau khi giành độc lập là

C. Kinh tế có bước phát triển nhưng chính trị bất ổn.

D. Chính trị ổn định nhưng kinh tế lại lạc hậu.

Câu hỏi 28 :

Ý nào dưới đây không phải là kết quả cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản Trung quốc và Quốc dân đảng?

A. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập.

B. Chính quyền Quốc dân đảng bị sụp đổ.

C. Quốc dân đảng và Đảng cộng sản thoả hiệp thành lập một chính phủ chung.

D. Lực lượng Quốc dân đảng bị đánh bại, lục địa Trung Quốc được giải phóng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK