Trang chủ Lịch Sử Lớp 8 Giải thích tại sao cùng khủng hoảng như nhau, cùng...

Giải thích tại sao cùng khủng hoảng như nhau, cùng đứng trước nguy cơ xâm lược như nhau nhưng Trung Quốc lại bị các đế quốc khác xâu xé còn Nhật Bản thì không?

Câu hỏi :

Giải thích tại sao cùng khủng hoảng như nhau, cùng đứng trước nguy cơ xâm lược như nhau nhưng Trung Quốc lại bị các đế quốc khác xâu xé còn Nhật Bản thì không? ( Bài 10, 12)

Lời giải 1 :

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước Châu Á đều lâm vào tình trạng khủng hoảng và đứng trước nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc phương Tây.

Tuy nhiên, Nhật Bản đã thoát khỏi nguy cơ ấy, đưa đất nước phát triển đi theo con đường TBCN, sau này trở thành nước đế quốc duy nhất ở Châu Á. Nguyên nhân là do Nhật Bản đã thực hiện thành công cuộc cải cách Duy tân Minh Trị (1868).

Cùng có hoàn cảnh đất nước giống như Nhật Bản, nhưng Trung Quốc lại bị các nước đế quốc xâu xé vì:

- Trung Quốc là một quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, là thị trường tiêu thụ lớn bởi diện tích rộng, dân số đông, có một nền văn minh phát triển rực rỡ. => Vì những lý do đó, Trung Quốc được ví như "chiếc bánh ngọt" để các nước đế quốc xâu xé.

- Trung Quốc vào cuối thời nhà Thanh đã lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, lại tiến hành chính sách đối ngoại "bế quan tỏa cảng". Càng khiến cho đế quốc phương Tây (đặc biệt là Anh), đã dùng Chiến tranh thuốc phiện để ép nhà Thanh phải "mở cửa".

- Đầu thế kỉ XX, Trung Quốc có tiến hành cải cách duy tân (năm 1898) nhưng không thành công. Bởi sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu trong giai cấp phong kiến do Từ Hi thái hậu đứng đầu. Vua Quang Tự chỉ là bù nhìn, không có quyền lực thực sự. Phong trào không nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân,... Đây là những lý do khiến phong trào Duy Tân ở Trung Quốc thất bại. Trong khi cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản lại thành công. 

Sự khác nhau này dẫn đến lịch sử phát triển của Trung Quốc và Nhật Bản khác nhau hoàn toàn.

 

Thảo luận

-- Lol

Lời giải 2 :

vì vua của nhật bản khi đó là thiên hoàng minh trị đã tiến hành hàng loạt cải cách về kinh tế, chính trị giáo dục và quân sự để phát triển đất nước nhằm thoát khỏi nguy cơ xâm lược của TBPT và trở thành nước thuộc chủ nghĩa tư bản

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK