Trang chủ Lịch Sử Lớp 11 Tại sao nói quá trình xâm lược của thực dân...

Tại sao nói quá trình xâm lược của thực dân Âu-Mỹ là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn về thuộc địa, chiến tranh và giả phóng dân tộc - câu hỏi 32027

Câu hỏi :

Tại sao nói quá trình xâm lược của thực dân Âu-Mỹ là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn về thuộc địa, chiến tranh và giả phóng dân tộc

Lời giải 1 :

Nói: Quá trình xâm lược của thực dân Âu - Mĩ là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn về thuộc địa, chiến tranh và giải phóng dân tộc là đúng. Bởi vì:

- Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản phát triển gắn liền với các cuộc xâm chiếm những nước nhỏ yếu ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh,... để làm thuộc địa.

Tuy nhiên, quá trình xâm lược này giữa các nước tư bản lại diễn ra không đồng đều. Những nước "đế quốc già" "nhanh chân" hơn sẽ xâm lược được nhiều thuộc địa hơn. VD như Anh và Pháp. Còn các nước "đế quốc trẻ" như Đức, Italia,... là những nước có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh. Nhưng vì "chậm chân" hơn nên hầu hết các thuộc địa đã thuộc về phía Anh, Pháp. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc.

Và mâu thuẫn này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Thứ hai, có xâm lược, có áp bức ắt sẽ có đấu tranh. Việc các nước đế quốc xâm lược và đặt ách cai trị lên các dân tộc Á, Phi, Mĩ Latinh đã tạo nên mâu thuẫn sâu sắc giữa thuộc địa với đế quốc. Chính vì vậy, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa ngay từ đầu đã diễn ra mạnh mẽ.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm - đế quốc "già" (Anh. Pháp)... kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời - đế quốc "trẻ" như Đức, Mĩ, Nhật lại phát triển kinh tế nhanh, nhưng có ít thuộc địa. Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “già” và “trẻ” về thuộc địa là hết sức gay gắt. Cho nên các đế quốc Đức. Mĩ. Nhật tích cực chuẩn bị một kế hoạch gây chiến tranh để giành giật thuộc địa.

- Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898): Mĩ chiếm lại Phi-líp-pin và Cu-ba của Tây Ban Nha; Chiến tranh Anh - Bỏ-Ơ (1899 -1902): Anh thôn tính hai quốc gia của người Bỏ-Ơ; Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905): Nhật đánh bật Nga ra khỏi bán đảo Triểu Tiên và Đông Bắc Trung Quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nên hết sức gay gắt dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối lập là: khối Liên minh Đức - Áo-Hung (1882) và khối Hiệp ước Anh - Pháp - Ngà (1907). Hai khối này tích cực chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Nguyên nhân trực tiếp, bắt đầu từ việc Thái tử Phéc-đi-năng của đế quốc Áo Hung bị một người Xéc-bi ám sát ngày 28 - 6 - 1914. Đế quốc Đức - Áo liền chớp lấy thời cơ đó để gây ra cuộc chiến tranh.

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK