Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1. Có thể đặt dấu chấm hay dấu phẩy vào những chỗ nào ở hai bức thư trong mẩu chuyện sau ?

                                            Dấu chấm và dấu phẩy

   Có lần, nhà văn nổi tiếng Bớc-na Sô nhận được tập bản thảo truyện gắn của một người đang tập viết văn, kèm theo một bức thư ngắn. Thư viết : "Thưa ngài tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi vì viết vội tôi chưa kịp đánh các dấu chấm dấu phẩy rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dâu chẫm dấu phẩy cần thiết xin cảm ơn ngài."

   Vốn là người có khiếu hài hước, Bớc-na Sô bèn viết thư trả lời : "Anh bạn trẻ ạ tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì gửi đến cho tôi chào anh."                                

                                                               TRẦN MẠNH THƯỜNG sưu tầm

   - Bức thư thứ nhất: “Thưa ngài (,)  tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi (.)  Vì viết vội (,) tôi chưa kịp đánh các dấu chấm (,) dấu phẩy (.) Rất mong ngài ddọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm (,) dấu phẩy cần thiết (.)  Xin cảm ơn ngài.”

  - Bức thư thứ hai: “Anh bạn trẻ ạ (,)  tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy điền tất cả những dấu chấm (,)  dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì (,) gửi đến cho tôi.”

Câu 2. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em. Nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.

   Từ các phòng học, những cánh áo đồng phục màu mây ào ra  trắng như những dòng suối đang chảy. (dấu phẩy ngăn cách  bộ phận trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ). Mấy tốp nam đá cầu nhanh chóng dàn thế trận, miệng í ới gọi nhau,( dấu phẩy ngăn cách hai vế câu ghép). Những quả cầu xanh, đỏ, trắng bav qua, bay lại, rồi bỗng vút lên trên không chao liệng như cánh hoa so đũa, vật  vờ trong làn gió chướng. ( dấu phẩy ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ  trong câu ) quanh mấy gốc phượng vĩ, từng tốp chơi trò đuổi bắt nhau.( dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ).

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK