Luyện từ và câu; Từ nhiều nghĩa- soạn tiếng việt 5

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1. Trong những câu sau, câu nào các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc và trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?

a. Mắt:

   - Đôi mắt của bé mở to

   - Quả na mở mắt

b. Chân

   - Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

   - Bé đau chân

c. Đầu

   - Khi viết, em đừng ngoẹo đầu

   - Nước suối đầu nguồn rất trong

 

 a)   Đôi mắt của bé mở to. (mang nghĩa gốc)

      Quả na mở mắt. (mang nghĩa chuỵển)

b)  Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân, (mang nghĩa chuyển)

     Bé đau chân, (mang nghĩa gốc)

c)  Khi viết, em đừng ngoẹo đầu. (mang nghĩa gốc)

     Nước suối đầu nguồn rất trong, (mang nghĩa chuyển)

Câu 2. Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ nhiều nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ sau: “lưỡi”, “miệng”, “cổ”, “tay”, “lưng”

    - Lưỡi: lưỡi cày, lưỡi liềm, lưỡi dao...

   - Miệng: miệng hố , miệng giếng, vết thương đã kín miệng...

   - Cổ: cổ chai, cổ lọ, cổ bình, cổ tay, cổ áo...

   - Tay: tay áo, tay quay, tay vợt, Jtay súng...

   - Lưng: lưng đồi; lưng núi; làng quay lưng ra đồng, mặt hướng về dòng sông

 

   

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK