Trang chủ Lớp 4 Tiếng việt Lớp 4 SGK Cũ Tập làm văn: Kết bài trong bài văn kể chuyện Soạn bài Kết bài trong bài văn kể chuyện - Soạn tiếng việt lớp 4

Soạn bài Kết bài trong bài văn kể chuyện - Soạn tiếng việt lớp 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

NHẬN XÉT

1. Đọc lại truyện ông Trạng thả diều

2. Đoạn kết của truyện này:

Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên, ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là ông Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

3. Đọc truyện này, em càng thấu hiểu hơn câu tục ngữ: “Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững”.

4. Cách kết bài trước: chỉ nêu kết cục của câu chuyện. (Cách kết bài không mở rộng)

Cách kết bài sau: sau khi nêu kết cục của câu chuyện, còn  lời bình luận thêm. (Cách kết bài mở rộng)

 LUYỆN TẬP

1. Kết bài theo cách nào

a. Kết bài không mở rộng               b. Kết bài mở rộng

c. Kết bài mở rộng                          d. Kết bài mở rộng

e. Kết bài mở rộng

2. Tìm phần kết bài của các truyện

a.  Một người chính trực: Tô Hiến Thành tâu: “Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tản Đường, cồn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cứ Trần Trung Tả”. (Kết bài không mờ rộng)

b. Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca: Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: “Giá minh mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa” (Kết bài không mờ rộng)

3. Viết kết bài theo cách kết bài mở rộng

a. Một người chính trực:

Tô Hiến Thành tâu: “Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá”.

Thêm đoạn sau:

Đủ thấy vị quan đứng đầu triều Lý này đúng là một tấm gương sáng ngời về sự chính trực, thanh liêm hết lòng vì nước vì dân tộc cho hậu thế soi chung.

b. Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca: Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gôc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đá lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!”

Thêm đoạn sau:

 Nỗi dằn vặt của An-đrây-cạ cho thấy em là một chú bé trung thực, giàu tình cảm và nhất là rất nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK