Trang chủ Lớp 3 Tiếng việt Lớp 3 SGK Cũ Kể chuyện: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử Soạn bài Kể chuyện: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử - Soạn tiếng việt lớp 3

Soạn bài Kể chuyện: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử - Soạn tiếng việt lớp 3

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

    Dựa vào các tranh vẽ ở sách ở SGK TV3 tập 2 trang 67, em hãy đặt tên và kể lại từng đoạn truyện “Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử”

   A. Đặt tên cho từng bức tranh

   1) Bức tranh 1: “Chàng trai có hiếu” hoặc “Chàng trai nghè"  “Nghèo mà có hiếu” hay “Chử Đồng Tử”.

   2) Bức tranh 2: “Duyên trời” hoặc “Cuộc gặp gỡ kì lạ”.

   3) Bức tranh 3: “Chử Đồng Tử giúp dân” hoặc “Công lao của vợ chồng Chử Đồng Tử”.

   4) Bức tranh 4: “Nhớ ơn” hoặc “Ản quả nhớ người trồng cây” hay “Tưởng nhớ người có công”.

 

   B . Kể chuyện

 

   Bức tranh 1 (Đoạn 1): Vào đời vua Hùng Vương thứ 18, ở làng Chử Xá bên sông Hồng có một chàng trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, hai cha con chỉ độc có một cái khố thay nhau mặc. Đến lúc cha mất, Chử Đồng Tử đã lấy khố khâm liệm cho cha mình, còn mình đành ở không.

   Bức tranh 2 (Đoạn 2): Một hôm, chàng đang mò cá dưới sông thì thấy có một chiếc thuyền lớn sang trọng tiến dần về phía mình. Hoảng hốt, chàng chạy lên bờ, đến một khóm lau thưa, bới cát, phủ lên mình ẩn trốn. Nào ngờ, thấy cảnh đẹp, công chúa Tiên Dung cho thuyền cập bãi dạo chơi, rồi cho vây màn ồ khóm lau thưa, nơi Chử Đồng Tử ẩn nấp để tắm. Nước dội xuống, làm cát trôi để lộ thân hình một chàng trai khỏe mạnh. Công chúa bàng hoàng trước cảnh oái oăm, trớ trêu này. Nhưng rồi công chúa vô cùng cảm động khi biết được tình cảnh của Chử Đồng Tử và cho rằng đây chính là do duyên trời định sẵn. Họ kết thành vợ chồng.

   Bức tranh 3 (Đoạn 3): Vợ chồng Chử Đồng Tử không về kinh đô mà tìm thầy học đạo. Họ đi khắp nơi, dạy cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. về sau, cả hai vợ chồng đều hóa thành tiến bay về trời. Thỉnh thoảng, Chử Đồng Tử còn hiển linh giúp dân đánh giặc giữ nước.

   Bức tranh 4 (Đoạn 4): Nhớ công ơn to lớn của vợ chồng Chử Đồng Tử, nhân dân hai bên bờ sông Hồng lập đền thờ tưởng niệm. Cũng từ đó, suốt mấy tháng mùa xuân, nhân dân hai bờ sông Hồng làm lễ mở hội để bày tỏ tấm lòng “ăn quả nhớ người trồng cây” của mình. 

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK