Trang chủ Lớp 3 Tiếng việt Lớp 3 SGK Cũ Luyện từ và câu: Nhân hóa Soạn bài Luyện từ và câu(Tuần 33)- Soạn tiếng việt lớp 3

Soạn bài Luyện từ và câu(Tuần 33)- Soạn tiếng việt lớp 3

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

    Câu 1: Đọc và trả lời câu hỏi:

    a) Những sự vật được nhân hóa: mầm cây, hạt mưa, cây đào.

  - Tác giả đã nhân hóa bằng cách: dùng các từ ngữ chỉ hoạt động của người như: “Tỉnh giấc, mải miết trốn tìm, lim dim, cười” để gán cho các sự vật, làm cho câu thơ sinh động.

   Những sự vật được nhân hóa: cơn dông, lá gạo, cây gạo.

   - Tác giả đã nhân hóa bằng cách dùng các từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người như: “Kéo đến, múa, reo, chào, rất thảo, rất hiền, đứng, hát” gắn cho các sự vật, làm cho câu văn sinh động hơn.

  Câu 2: Tả vườn cây có sử dụng phép nhân hóa:

   “Vườn cây ăn trái của nhà em thật xanh tốt. Những cô Cam, chú  Bưởi, thím Xoài... đến mùa ra hoa, kết trái, ai cũng tỏ ra mình thương  cô chủ nhất. Cô Cam thì bóng mượt duyên dáng, khoe những chùm quả nặng trĩu dưới nắng thu vàng. Còn chú Bưởi thì phô bày những  quả to tròn như quả bóng mời gọi chủ nhà. Và thím Xoài thì xúng xa xúng xính trong bộ y phục màu xanh đậm, phô trương những chùm xoài nặng trĩu, căng đầy như một người mang vác nặng”. 

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK