Trang chủ Lớp 9 Toán Lớp 9 SGK Cũ Chương 3: Hệ Hai Phương Trình Bậc Nhất Hai Ẩn Toán 9 Bài 6: Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình (Tiếp theo)

Toán 9 Bài 6: Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình (Tiếp theo)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Phương pháp giải

Để giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình, chúng ta làm theo các bước sau:

Bước 1: Lập hệ phương trình

Chọn ẩn và đặt điều kiện cho ẩn

Biểu đạt các đại lượng khác nhau theo ẩn

Dựa vào đề bài toán, lập phương trình theo dạng đã học

Bước 2: Giải hệ phương trình

Bước 3: So sánh kết quả tìm được và chọn nghiệm thích hợp

1.2. Các dạng toán cơ bản

Dạng toán chuyển động

Dạng toán kết hợp các đại lượng hình học

Dạng toán làm việc chung 1 tập thể, làm việc cá nhân

Dạng toán nước chảy

Dạng toán tìm số

Dạng toán kết hợp vật lý, hóa học

...

2.1. Bài tập cơ bản

Bài 1: Hai vật chuyển động trên một đường tròn  có đường kính 2m, xuất phát cùng một lúc từ cùng một điểm. Nếu chúng chuyển động cùng chiều thì cứ 20 giây lại gặp nhau. Nếu chúng chuyển động ngược chiều thì cứ 4 giây lại gặp nhau. Tính vận tốc của mỗi vật.

Hướng dẫn: 

Gọi vận tốc của vật 1 là \(x (m/s)(x>0)\)

Gọi vận tốc của vật 2 là \(y(m/s)(y>0)\)

Vì sau 20s hai vật chuyển động được quãng đường lần lượt là \(20x\) và \(20y\)

Chúng chuyển động cùng chiều thì cứ 20 giây gặp nhau nên ta có phương trình \(20x-20y=20\pi\)

Sau 4 giây hai vật chuyển động được quãng đường lần lượt là \(4x\) và \(4y\)

Chúng chuyển động ngược chiều thì cứ 4 giây gặp nhau nên ta có phương trình \(4x+4y=20\pi\)

Vì vậy, ta có hệ \(\left\{\begin{matrix} 20x-20y=20\pi\\ 4x+4y=20\pi \end{matrix}\right.\)

Giải hệ ta tìm ra \(\left\{\begin{matrix} x=3\pi\\ y=2\pi \end{matrix}\right.\)

Bài 2: Một người dự định đi từ A đến B với thời gian đã định. Nếu người đó tăng tốc thêm \(10km/h\) thì đến B sớm hơn dự định 1 giờ. Nếu giảm vận tốc đi \(10km/h\) thì đến muộn hơn B là 2 giờ. Tính quãng đường AB.

Hướng dẫn: 

Gọi vận tốc dự định là \(x(km/h)(x>0)\)

Gọi thời gian dự định là \(y(h)(y>0)\)

Chúng ta cần tính quãng đường AB chính là \(x.y\)

Theo đề: Nếu người đó tăng tốc thêm \(10km/h\) thì đến B sớm hơn dự định 1 giờ:

\((x+10)(y-1)=xy\)

Nếu giảm vận tốc đi \(10km/h\) thì đến muộn hơn B là 2 giờ:

\((x-10)(y+2)=xy\)

Giải hệ 2 phương trình trên, ta được: \(\left\{\begin{matrix} x=30\\ y=4 \end{matrix}\right.\)

Vậy quãng đường AB là \(120km\)

Bài 3: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là \(250m\). Tính diện tích của thửa ruộng ấy biết rằng dài giảm 3 lần và rộng tăng 2 lần thì chu vi không đổi.

Hướng dẫn: Gọi chiều rộng và chiều dài của thửa ruộng đó lần lượt là \(x,y(<0x

Theo đề, ta có hệ phương trình: \(\left\{\begin{matrix} x+y=\frac{250}{2}\\ 2x+\frac{y}{3}=\frac{250}{2} \end{matrix}\right.\)

Giải hệ ta được \(\left\{\begin{matrix} x=50\\ y=75 \end{matrix}\right.\)

Vậy diện tích thửa ruông là \(xy=50.75=3750(m^2)\)

2.2. Bài tập nâng cao

Bài 1: Cho tam giác vuông, biết rằng tăng mỗi cạnh góc vuông lên \(2cm\) thì diện tích tăng lên \(17cm^2\). Nếu giảm lần lượt các cạnh góc vuông một cạnh \(3cm\), một cạnh \(1cm\) thì diện tích giảm đi \(11cm^2\). Tìm các cạnh của tam giác vuông đó.

Hướng dẫn: Gọi hai cạnh góc vuông là \(x,y(x\geq y>3)\)

Theo đề: tăng mỗi cạnh góc vuông lên \(2cm\) thì diện tích tăng lên \(17cm^2\), ta có phương trình:

\(\frac{1}{2}(x+2)(y+2)=\frac{1}{2}xy+17\)

Giảm lần lượt các cạnh góc vuông một cạnh \(3cm\), một cạnh \(1cm\) thì diện tích giảm đi \(11cm^2\), ta có phương trình:

\(\frac{1}{2}(x-3)(y-1)=\frac{1}{2}xy-11\)

Giải hệ hai phương trình ta có: \(\left\{\begin{matrix} x+y=15\\ x-3y=25 \end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} x=5\\ y=10 \end{matrix}\right.\)

Vậy độ dài 3 cạnh của tam giác đó là \(5;10;5\sqrt{5} (cm)\)

Bài 2: Tìm số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng chữ số hàng đơn vị nhỏ hơn chữ số hàng chục là 2, tích của hai chữ số đó lớn hơn tổng của chúng là 34.

Hướng dẫn: Gọi số cần tìm là \(\bar{ab}\), theo đề, ta có:

\(\left\{\begin{matrix} a-b=2\\ ab=a+b+34 \end{matrix}\right.\)

Giải hệ trên, ta tìm được số cần tìm là 86

3. Luyện tập Bài 6 Chương 3 Đại số 9

Qua bài giảng Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình (tiếp theo) này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như : 

  • Nắm rõ các bước giải bài toán bằng cách lập hệ hệ phương trình
  • Nhận biết được một số dạng toán thường gặp

3.1 Trắc nghiệm Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình

Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 9 Bài 6 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2 Bài tập SGK Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 9 Bài 6 sẽ giúp các em nắm được các phương pháp giải bài tập từ SGK Toán 9 tập 2

Bài tập 31 trang 22 SGK Toán 9 Tập 2

Bài tập 32 trang 23 SGK Toán 9 Tập 2

Bài tập 33 trang 24 SGK Toán 9 Tập 2

Bài tập 34 trang 24 SGK Toán 9 Tập 2

Bài tập 35 trang 24 SGK Toán 9 Tập 2

Bài tập 36 trang 24 SGK Toán 9 Tập 2

Bài tập 37 trang 24 SGK Toán 9 Tập 2

Bài tập 38 trang 24 SGK Toán 9 Tập 2

Bài tập 39 trang 25 SGK Toán 9 Tập 2

4. Hỏi đáp Bài 6 Chương 3 Đại số 9

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán HOCTAP247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Bạn có biết?

Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK