Trang chủ Lớp 5 Tiếng việt Lớp 5 SGK Cũ Chủ điểm: Những Chủ Nhân Tương Lai Tuần 33 - Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Trẻ em - Tiếng Việt 5

Tuần 33 - Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Trẻ em - Tiếng Việt 5

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 (trang 147 sgk Tiếng Việt 5): Em hiểu nghĩa của từ trẻ em như thế nào? Chọn ý đúng nhất:

a) Trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi.

b) Trẻ từ sơ sinh đến 11 tuổi.

c) Người dưới 16 tuổi.

d) Người dưới 18 tuổi.

Gợi ý:

  • Chọn c: "Người dưới 16 tuổi được xem là trẻ em" là ý đúng

Câu 2 (trang 148 sgk Tiếng Việt 5): Tìm các từ đồng nghĩa với trẻ em (M: trẻ thơ). Đặt câu với một từ mà em tìm được.

Gợi ý:

  • Những từ đồng nghĩa với trẻ em là: trẻ con, con trẻ, trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên, con nít, trẻ ranh, ranh con, nhóc con,...
  • Đặt câu:
  • Trẻ con thời nay được chăm sóc, chu đáo hơn thời xưa.
  • Trẻ con ngày nay rất thông minh, lanh lợi. 

Câu 3 (trang 148 sgk Tiếng Việt 5): Tìm những hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em.

M: Trẻ em như búp trên cành. 

Gợi ý:

  • Những hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em là:
    • Trẻ con như hoa mới nở
    • Trẻ em như tờ giấy trắng
    • Trẻ em là mầm non của đất nước
    • Trẻ em là tương lai của Tổ quốc...

Câu 4 (trang 148 sgk Tiếng Việt 5): Chọn thành ngữ, tục ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống:

Thành ngữ, tục ngữ Nghĩa

a) ...

b) ... 

c) ... 

d) ... 

Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế.

Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hoqn.

Còn ngây thơ, dại dột, chưa biết suy nghĩ chín chắn.

Trẻ lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói theo.

(Trẻ lên ba, cả nhà học nói; Trẻ người non dạ, Tre non dễ uốn ; Tre già, măng mọc)

Gợi ý:

Thành ngữ, tục ngữ Nghĩa

a) Tre già măng mọc

b) Tre non dễ uốn

c) Trẻ người non dạ

d) Trẻ lên ba, cả nhà học nói.

Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế.

Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hoqn.

Còn ngây thơ, dại dột, chưa biết suy nghĩ chín chắn.

Trẻ lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói theo.

  • Thông qua bài học Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Trẻ em, các em cần nắm được những nội dung chính sau:
    • Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Trẻ em.
    • Hiểu được nghĩa của các từ ngữ thuộc chủ điểm: Trẻ em.
    • Sử dụng các từ thuộc chủ điểm để nói, để viết.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc cho tiết học tiếp theo.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK