Tuần 31 - Tập đọc: Bầm ơi - Tiếng Việt 5

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn luyện đọc Bầm ơi

a. Luyện đọc

  • Đọc đúng các từ khó
    • nỗi, khe, rét, đánh giặc, tiền tuyến.
  • Toàn bài đọc với giọng trầm lắng, tha thiết diễn tả cảm xúc nhớ thương của người con đối với mẹ.

b. Đọc - hiểu

  • Hiểu các từ ngữ khó trong bài:
    • Đon: bó (dùng trong các trường hợp: đon mạ, đon lúa, đon củi).
    • Khe: đường nước chảy hẹp giữa hai vách núi hoặc sườn dốc.
  • Bố cục
    • Chia làm 4 đoạn:
      • Đoạn 1: Từ đầu ... "mạ non".
      • Đoạn 2: "Mạ non" ... "bấy nhiêu".
      • Đoạn 3: "Bầm ơi" ... "sáu mươi".
      • Đoạn 4: Còn lại.
  • Nội dung:
    • Bài thơ ca ngợi người mẹ và tình cảm thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo nơi quê nhà.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bầm ơi

Câu 1 (trang 131 sgk Tiếng Việt 5): Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?

Gợi ý:

  • Cảnh chiều đông gió bấc như mưa phùn, lúc này các làng quê vào vụ cấy đông, làm anh chiến sĩ chạnh nhớ tới mẹ thương mẹ phải vất vả lội ruộng bùn trong mưa gió rét buốt.

Câu 2 (trang 131 sgk Tiếng Việt 5): Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng

Gợi ý:

  • Những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng là:
  • Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

→ Tình cảm của mẹ đối với con

  • Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiều.

→ Tình cảm của con đối với mẹ

  • Những hình ảnh so sánh trên thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng: mẹ thương con, con thương mẹ. 

Câu 3 (trang 131 sgk Tiếng Việt 5): Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ?

Gợi ý:

  • Để làm yên lòng mẹ, anh chiến sĩ dùng cách nói so sánh:

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

  • Ý anh muốn nói những việc con đang làm không sao sánh được với những vất vả, khó nhọc của mẹ nơi quê nhà, mẹ yên tâm, đừng lo nhiều cho con nữa.  

Câu 4 (trang 131 sgk Tiếng Việt 5): Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về nguời mẹ của anh?

Gợi ý:

  • Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ người mẹ của anh là một phụ nữ Việt Nam tiêu biểu: chịu thương chịu khó, hiền hậu, vô cùng yêu thương con.

Câu 5 (trang 131 sgk Tiếng Việt 5): Học thuộc lòng bài thơ.

  • Thông qua bài giảng Tập đọc: Bầm ơi, các em cần nắm được:
    • Cách đọc lưu loát toàn bài với giọng đọc diễn cảm. 
    • Hiểu được các từ ngữ khó trong bài.
    • Nắm được những ý chính của bài học: Bài thơ ca ngợi người mẹ và tình cảm thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo nơi quê nhà.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tập làm văn: Ôn tập về tả cảnh cho tiết học tiếp theo.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK