Tuần 25 - Tập đọc: Cửa sông - Tiếng Việt 5

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn luyện đọc Cửa sông

a. Luyện đọc

  • Đọc đúng các từ được phiên âm, từ khó
    • Sóng nước, nước lợ, nông sâu, lưỡi sóng, lấp loá.
  • Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài thơ với giọng diễn cảm.

b. Đọc - hiểu

  • Hiểu các từ ngữ khó trong bài:
    • Cửa sông: nơi sông chảy ra biển, hồ hoặc một dòng sông khác.
    • Bãi bồi: khoảng đất bồi ven sông, ven biển.
    • Nước ngọt: nước không bị nhiễm mặn.
    • Sóng bạc đầu: sóng lớn, ngọn sóng có bọt tung trắng xóa.
    • Nước lợ: nước pha trộn giữa nước ngọt và nước mặn thường có ở vùng cửa sông giáp biển.
    • Tôm rảo: một loại tôm sống ở vùng nước lợ, thân nhỏ và dài.
  • Bố cục
    • Chia làm 6 đoạn tương ứng với 6 khổ thơ.
  • Nội dung
    • Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi tình cảm thuỷ chung, biết nhớ cội nguồn.
  • Luyện đọc diễn cảm

Là cửa / nhưng không then khoá
Cũng không khép lại / bao giờ
Mênh mông / một vùng sóng nước
Mở ra / bao nỗi đợi chờ.

Nơi / những dòng sông / cần mẫn
Gửi lại / phù sa bãi bồi
Để nước ngọt / ùa ra biển
Sau cuộc hành trình / xa xôi.//

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Cửa sông

Câu 1 (trang 75 sgk Tiếng Việt 5): Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói vể nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?

Gợi ý:

  • Khổ đầu: Tác giả dùng từ ngữ nói về nơi sông chảy ra biển: là cửa, không then khoá, cũng không khép lại bao giờ.
  • Cách nói rất đặc biệt: cửa sông là một cái cửa nhưng khác cửa thường (có then, có khoá), cửa sông ở đây lại không có then cũng không có khoá. Cách dùng từ ngữ đó gọi là chơi chữ.

Câu 2 (trang 75 sgk Tiếng Việt 5): Theo bài thơ, cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào?

Gợi ý:

  • Trong khổ thơ thứ hai, ba, bốn: tác giả dùng từ ngữ nói về cửa sông là một địa điểm đặc biệt.
    • Nơi dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ, nơi nước ngọt “ùa” ra biển rộng, nơi nước biển “tìm” về với đất liền, nơi giao hoà giữa nước ngọt với nước mặn tạo thành vùng nước lợ.
    • Nơi hội tụ nhiều tôm cá cũng là nơi hội tụ nhiều thuyền câu ⟶ nơi những con tàu kéo còi giã từ mặt đất, nơi tiễn người ra khơi...

Câu 3 (trang 75 sgk Tiếng Việt 5): Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về "tấm lòng" của cửa sông đối với cội nguồn?

Gợi ý:

  • Khổ thơ cuối: tác giả dùng những hình ảnh nhân hoá: giáp mặt với biển rộng/ cửa sông chẳng dứt cội nguồn/ Bỗng nhớ vùng núi non ⟶ cho thấy “tấm lòng” của cửa sông không quên nguồn cội.
  • Thông qua bài giảng Tập đọc: Cửa sông, các em cần nắm được
    • Cách đọc lưu loát toàn bài với giọng đọc diễn cảm.
    • Hiểu được các từ ngữ khó trong bài.
    • Nắm được những ý chính của bài thơ: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi tình cảm thuỷ chung, biết nhớ cội nguồn.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tập làm văn: Tả đồ vật cho tiết học tiếp theo.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK