Trang chủ Lớp 5 Tiếng việt Lớp 5 SGK Cũ Chủ điểm: Vì Cuộc Sống Thanh Bình Tuần 24 - Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật - Tiếng Việt 5

Tuần 24 - Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật - Tiếng Việt 5

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Các bước tiến hành

1. Lập dàn ý miêu tả một trong các đồ vật sau đây:

a) Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.

b) Cái đồng hồ báo thức.

c) Một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.

d) Một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.

e) Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.

2. Trình bày miệng bài văn miêu tả mà em vừa lập dàn ý.

Gợi ý:

1. Tìm ý cho bài văn:

a) Mở bài:

- Đồ vật em định tả là gì?

- Em thấy nó hoặc có nó khi nào?

b) Thân bài:

- Tả bao quát hình dáng của đồ vật (nhìn từ xa, nhìn gần có gì đặc biệt về kích thước, màu sắc,...)

- Tả các bộ phận của đồ vật (hình thù, màu sắc, kích thước của từng bộ phận; có thể tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới hoặc từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên)

- Nêu công dụng của đồ vật.

c) Kết bài: Em có cảm nghĩ gì trước vẻ đẹp và công dụng của đồ vật.

2. Tập nói trong nhóm, nói trước lớp theo dàn ý đã lập:

- Giới thiệu đồ vật.

- Miêu tả đồ vật.

- Nêu cảm nghĩ đối với đồ vật.

1.2. Bài văn mẫu

  • Cái đồng hồ báo thức.
  • Dàn ý chi tiết
    • Mở bài: Giới thiệu chung về đồ vật được tả (Đó là đồ vật gì? Lí do em có nó?)
      • Nhân dịp sinh nhật lần thứ chín của em, bố mua tặng em chiếc đồng hồ báo thức.
      • Nó là một vật dụng rất gần gũi với em.
    • Thân bài:
      • Tả bao quát:
        • Vỏ đồng hồ là một khối nhựa cứng hình chữ nhật.
        • Mặt số màu trắng, các chữ số màu đen.
        • Quanh mặt số có mạ một viền bằng đồng xi bóng loáng.
        • Bao ngoài mặt số là mặt gương trong suốt.
      • Tả chi tiết các bộ phận bên trong của chiếc đồng hồ:
        • Đinh trên mặt số là bốn cây kim:
          • Kim giờ màu đỏ, to, ngắn nhất.
          • Kim phút nhô dài hơn
          • Kim giây bé nhất.
          • Kim báo thức có màu xanh lá cây - phía sau đồng hồ có các nút để lấy giờ và hẹn giờ.
        • Mở nắp nhỏ phía sau là chỗ gắn pin
        • Phía dưới có chân đế để giúp đồng hồ không bị ngã.
        • Tiếng kim chạy rất êm, đến gần nghe tích tắc, tích tắc.
        • Tiếng nhạc chuông báo thức nghe trong trẻo, ngân vang.
    • Kết bài:
      • Chiếc đồng hồ luôn miệt tích tắc tích tắc đếm thời gian không quản mệt mỏi đêm ngày.
      • Chiếc đồng hồ từ bao giờ đã trở thành một người bạn nhắc nhở em đúng giờ trong bất kỳ công việc gì.
      • Nhờ có đồng hồ mà em học được cách sắp xếp thời gian hợp lý, trân trọng mỗi một giây, một phút thời gian trôi qua.
      • Em sẽ giữ gìn đồng hồ thật cẩn thận để nó trở thành một người bạn đồng hành bên em lâu thật lâu.
  • Thông qua bài giảng Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật, các em cần nắm được:
    • Ôn lại kiến thức về văn tả đồ vật: lập dàn ý miêu tả những đồ vật mà em yêu thích hay đã có dịp quan sát.
  • Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài giảng Tập đọc: Phong cảnh đền Hùng cho tiết học tiếp theo.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK