Tuần 9 - Tập đọc: Đất Cà Mau - Tiếng Việt 5

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn luyện đọc Đất Cà Mau

a. Luyện đọc 

  • Phát âm
    • hối hả, đất nẻ chân chim, phập phều, quây quần, san sát.
  • Đọc diễn cảm;
    • Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc / và lưu truyền / để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này / của Tổ quốc.
  • Đọc từng đoạn
    • Đoạn 1: "Cà Mau là đất mưa giông" ... "nổi cơn dông".
    • Đoạn 2: "Cà Mau đất xốp" ........ "thân cây đước".
    • Đoạn 3: "Sống trên cái đất" ......... "của Tổ quốc".
  • Toàn bài đọc với giọng to rõ, chậm rãi thể hiện lòng tự hào, khâm phục.

b. Đọc - hiểu

  • Từ khó:
    • Phũ (phũ phàng): dữ dội, thô bạo đến mức tàn nhẫn.
    • Phập phều: trôi nổi, phồng lên rồi lại xẹp xuống.
    • Cơn thịnh nộ: cơn giận dữ ghê gớm.
    • Hằng hà sa số: nhiều vô kể, đếm không xuể.
    • Sấu: cá sấu.
  • Nội dung bài
    • Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Đất Cà Mau

Câu 1 (trang 90 sgk Tiếng Việt 5): Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?

Gợi ý:

  • Mưa ở Cà Mau đến rồi đi bất ngờ: sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.

Câu 2 (trang 90 sgk Tiếng Việt 5): Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao? Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?

Gợi ý:

  • Cây cốí trên đất Cà Mau mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài cắm sâu vào lòng đất để chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt.
  • Người Cà Mau dựng nhà cửa dọc những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì, từ nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.

Câu 3 (trang 90 sgk Tiếng Việt 5): Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào?

Gợi ý:

  • Người Cà Mau thông minh, giàu nghị lực, có tinh thần thượng võ. Họ thích kể và thích nghe những chuyện về sức mạnh và trí thông minh của con người như: người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây.

Câu 4 (trang 90 sgk Tiếng Việt 5): Bài văn trên có mấy đoạn? Em hãy đặt tên cho từng đoạn văn?

Gợi ý:

  • Bài văn trên có 3 đoạn:
    • Đoạn 1 (từ đầu … "cơn dông."): Điều khác thường của những cơn mưa Cà Mau.
    • Đoạn 2 ("Cà Mau" … "cây đước."): Đất, cây cối và nhà cửa ở Cà Mau.
    • Đoạn 3 (đoạn còn lại): Tính cách con người Cà Mau.
  • Thông qua bài giảng Tập đọc: Đất Cà Mau, các em cần nắm:
    • Đọc toàn bài với giọng to rõ, chậm rãi thể hiện lòng tự hào, khâm phục.
    • Hiểu được nội dung bài: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK