Tuần 5 - Tập đọc: Ê-mi-li, con - Tiếng Việt 5

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn luyện đọc

a. Phát âm

  • Pô-tô-mác
  • Giôn-xơn
  • Oa-sinh-tơn
  • Ê-mi-li
  • Mô-rơ-xơn

b. Luyện đọc diễn cảm

  • Đọc toàn bài với giọng trang nghiêm, dồn nén, xúc động, trầm lắng.
  • Giọng từng khổ
    • Khổ thơ 1: Lời chú Mo-ri-xơn nói với con - giọng trang nghiêm, nén xúc động. Lời bé Ê-mi-li ngây thơ hồn nhiên.
    • Khổ thơ 2: Lời chú Mo-ri-xơn lên án tội ác của chính quyền Giôn-xơn - Giọng phẫn nộ, đau thương.
    • Khổ thơ 3: Lời chú Mo-ri-xơn nhắn nhủ, từ biệt vợ con - giọng yêu thương, nghẹn ngào, xúc động.
    • Khổ thơ 4: Mong ước của chú Mo-ri-xơn thức tỉnh lương tâm nhân loại - giọng đọc chậm, xúc động, nhấn giọng các từ: sáng nhất, đốt, sáng lòa, sự thật, gợi cảm giác thiêng liêng về một cái chết bất tử.
  • Ví dụ minh họa

Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn /

Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn! //

Buổi hoàng hôn

Ôi/ những linh hồn

Ta đốt thân ta /

Cho ngọn lửa sáng loà /

Ê-mi-li con ôi!

Đêm nay mẹ đến tìm con /

Cha không bế con về được nữa! //

Cho cha nhén //

Và con sẽ nói dùm với mẹ: //

Oa-sinh-tơn

Còn, mất? /

Đã đến phút lòng ta sáng nhất! //

Sự thật.//

c. Đọc - hiểu

  • Giải nghĩa từ
    • Lầu ngũ giác (Lầu Năm Gốc): Tòa nhà hình 5 góc, trụ sở Bộ Quốc phòng Mĩ.
    • B.52: Máy bay ném bom khổng lồ của Mĩ
    • Na pan: Bom dùng chất xăng đặc để gây cháy, bỏng.
    • Giôn-xơn: Tổng thống Mỹ từ năm 1963 đến năm 1968.
    • Oa-sinh-tơn: Thủ đô nước Mỹ.
  • Nội dung
    • Bài thơ ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 50 sgk Tiếng Việt 5): Đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mi-li.

  • Học sinh đọc bằng giọng:
    • Giọng trang nghiêm, kìm nén xúc động đới với lời của chú Mo-ri-xơn
    • Giọng ngây thơ, hồn nhiên đối với bé Ê-mi-li.

Câu 2 (trang 50 sgk Tiếng Việt 5): Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến xâm lược của chính quyền Mĩ?

  • Chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến xâm lược của chính quyền Mĩ vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa
    • Đem bom B52, bom napan, hơi độc đến Việt Nam để đốt nhà thương, trường học
    • Giết những con người chỉ biết yêu thương, giết những trẻ em chỉ biết đến trường
    • Giết những đồng xanh bốn màu hoa lá, giết những dòng sông của thơ ca và nhạc họa.

Câu 3 (trang 50 sgk Tiếng Việt 5): Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?

  • Chú Mo-ri-xơn nói với bé Ê-mi-li rằng trời sắp tối rồi nhưng chú không thể bế em về được nữa, chú dặn Ê-mi-li hãy hôn mẹ bé thay chú và nói với mẹ rằng: "Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn".

→ Chú muốn động viên vợ con hãy bớt đau buồn bởi chú ra đi vì lẽ phải, vì chính nghĩa.

Câu 4 (trang 50 sgk Tiếng Việt 5): Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?

  • Chú Mo-ri-xơn tự thiêu để phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ, em rất khâm phục trước tình cảm và hành động dũng cảm đó.
  • Hành động của chú như một lời kêu gọi, như ngọn lửa đốt lên thức tỉnh lương tâm mọi người

→ Nhận ra bản chất tàn bạo của chiến tranh.

Câu 5 (trang 50 sgk Tiếng Việt 5): Học thuộc lòng khổ thơ 3 và 4.

  • Học sinh tự học.
  • Thông qua bài Tập đọc: Ê-mi-li, con các em cần rèn luyện những kĩ năng cơ bản. Đồng thời, các em cần nắm vững được những nội dung trọng tâm như:
    • Kĩ năng
      • Đọc lưu loát toàn bài.
      • Đọc đúng các tên riêng nước ngoài. Ngắt nhịp đúng từng bộ phận câu trong bài thơ viết theo thể tự do.
      • Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động trầm lắng.
    • Kiến thức
      • Hiểu các từ ngữ trong bài.
      • Hiểu được tâm trạng và hành động dũng cảm, cao thượng, quyết liệt của anh Mo-ri-xơn đốt cháy thân mình, lấy cái chết để thể hiện thái độ phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của chính phủ Mĩ ở Việt Nam.
      • Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm, cao thượng vì đại nghĩa của một công dân nước Mĩ.
      • Học thuộc lòng khổ thơ 2,3.

>>> Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tập làm văn: Luyện tập làm báo cáo thống kê để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK