Trang chủ Lớp 5 Tiếng việt Lớp 5 SGK Cũ Chủ điểm: Việt Nam - Tổ Quốc Em Tuần 3 - Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tiếng Việt 5

Tuần 3 - Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tiếng Việt 5

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn kể chuyện

a. Yêu cầu của bài tập làm văn kể chuyện

  • Trình bày chuyện kể bằng lời văn của các em theo dàn bài cơ bản văn kể chuyện.
    • Mở bài: Mở đầu câu chuyện
    • Thân bài: Diễn biến câu chuyện
    • Kết luận: Kết thúc câu chuyện.
  • Các em kể chuyện bằng lời văn của mình thể hiện nhận thức, cảm xúc của các em về câu chuyện chứ không sao chép nguyên văn truyện kể.
  • Cần viết câu ngắn gọn, mạch lạc, chấm câu đúng và viết đúng chính tả.
  • Bám sát yêu cầu đề bài, tránh lan man, lạc đề.

b. Gợi ý

Đề bài: Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

* Những việc làm thể hiện việc xây dựng quê hương, đất nước

  • Góp công, góp của xây dựng đường xá, cầu cống
  • Giữ gìn vệ sinh, trật tự đường phố, xóm làng
  • Trồng cây, trồng hoa bảo vệ môi trường
  • Vận động nhân dân xây dựng nếp sống mới

* Kể những chuyện gì?

  • Có thể kể những câu chuyện em thấy trong gia đình, ở trường, ở làng xóm, phố phường, nơi công cộng. Cũng có thể kể những câu chuyện em thấy trên tivi
  • Có thể kể câu chuyện về việc làm tốt cuarmoojt người thân, của một người xa lạ hay việc làm tốt của chính bản thân em

* Kể như thế nào?

  • Em có thể kể một câu chuyện có đầu, có cuối. Muốn vậy, cần cho biết:
    • Câu chuyện bắt đầu như thế nào?
    • Diễn biến chính của câu chuyện
    • Suy nghĩ của em về hành động của người trong câu chuyện
  • Cũng có thể kể theo cách nói những điều em biết về một người. Muốn thế, em cần giới thiệu:
    • Người ấy là ai?
    • Người ấy có hành động hoặc lời nói gì đẹp?
    • Suy nghĩ của em về lời nói hoặc hành động của ngươi đó?

1.2. Thực hành kể chuyện

Đề bài: Kể một việc làm tốt, góp phần xây dựng quê hương, đất nước

Gợi ý làm bài

Ở vùng quê em (Bến Tre) ai cũng biết đến ông Lê Văn Rõ, năm mươi tuổi, nổi tiếng là người làm công tác từ thiện. Vì vậy, mọi người thường gọi ông với cái tên thật trìu mến: "Ông Sáu Rõ từ thiện". Ông ở ấp Tích Đức, xã Khánh Thạnh Tân, huyện Mỏ Cày. Ông đã đóng góp và vận động các nhà hảo tâm ủng hộ cây, lá, rồi trực tiếp bỏ công xây cất trên 50 căn nhà tình thương cho các gia đình đang gặp khó khăn về nhà ở tại xã Khánh Thạnh Tân và nhiều xã lân cận thuộc huyện Mỏ Cày. Nhờ tấm lòng của ông, các gia đình này hiện nay đã có mái ấm sinh hoạt, không còn sợ cảnh mưa bão, dột nát như trước.

Với việc làm đầy ý nghĩa, đầy tình người đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre đã quyết định tặng bằng khen cho ông Lê Văn Rõ. Ông thật xứng đáng với tấm bằng khen đó của tỉnh nhà

  • Thông qua bài giảng Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia, các em cần:
    • Kể được một câu chuyện (đã chứng kiến, tham gia hoặc được biết qua truyền hình, phim ảnh hay đã nghe, đã đọc) về người có việc làm tốt, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
    • Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tập đọc: Lòng dân (tiếp theo) để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK