Trang chủ Lớp 4 Tiếng việt Lớp 4 SGK Cũ Chủ Điểm: Khám Phá Thế Giới Tuần 29 - Tập đọc: Trăng ơi... từ đâu đến? - Tiếng Việt 4

Tuần 29 - Tập đọc: Trăng ơi... từ đâu đến? - Tiếng Việt 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn luyện đọc Trăng ơi... từ đâu đến?

a. Luyện đọc

  • Phát âm
    • lửng lơ, trăng tròn, nơi nào.

b. Đọc - hiểu

  • Chú giải
    • Diệu kì: như có phép màu, khiến người ta phải thán phục, ngợi ca.
  • Bố cục: 6 đoạn tương ứng với 6 khổ thơ trong bài.
  • Nội dung
    • Tình cảm yêu mến, sự gần gũi của tác giả với ánh trăng, sự cảm nhận độc đáo về nguồn gốc của trăng.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Trăng ơi... từ đâu đến?

Câu 1 (trang 108 sgk Tiếng Việt 4): Trong hai khổ thơ đầu trăng được so sánh với những gì?

Gợi ý:

  • Trong hai khổ thơ đầu trăng được so sánh với quả chín treo trước nhà và như mắt cá chẳng bao giờ chớp mi.

Câu 2 (trang 108 sgk Tiếng Việt 4): Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?

Gợi ý:

  • Tác giả nghĩ như vậy vì tác giả luôn hình dung “trăng hồng như quả chín” và “trăng tròn như mắt cá”.

Câu 3 (trang 108 sgk Tiếng Việt 4): Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, trăng gắn với một đối tượng cụ thể nào?

Gợi ý:

  • Trong các khổ thơ tiếp theo trăng luôn gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là sân chơi, quả bóng. Lời mẹ hát ru con, là chú bộ đội hành quân trên đường. Dưới con mắt nhìn của trẻ thơ, vầng trăng hiện lên thật thân thương, gần gũi.

Câu 4 (trang 108 sgk Tiếng Việt 4): Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?

Gợi ý:

  • Tác giả rất yêu trăng, rất quý mến và tự hào về quê hương đất nước.

Câu 5 (trang 108 sgk Tiếng Việt 4): Học thuộc lòng bài thơ.

  • Thông qua bài học Tập đọc: Trăng ơi... từ đâu đến?, các em cần rèn luyện những kĩ năng cơ bản nhất. Đồng thời, nắm vững được nội dung trọng tâm của bài đọc:
    • Kĩ năng
      • Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài thơ.
    • Kiến thức
      • Hiểu ý nghĩa nội dung:
        • Tình cảm yêu mến, sự gần gũi của tác giả với ánh trăng, sự cảm nhận độc đáo về nguồn gốc của trăng.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng 
    Tập làm văn: Luyện tập tóm tắt tin tức cho tiết học tiếp theo.

 

 

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK