Trang chủ Lớp 4 Tiếng việt Lớp 4 SGK Cũ Chủ điểm: Người Ta Là Hoa Đất Tuần 20 - Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Tài năng - Tiếng Việt 4

Tuần 20 - Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Tài năng - Tiếng Việt 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 (SGK trang 11, Tiếng Việt lớp 4): Phân loại các từ sau đây theo nghĩa của tiếng tài:

Tài giỏi, tài nguyên, tài nghệ, tài trợ, tài ba, tài đức, tài sản, tài năng, tài hoa. 

a) Tài có nghĩa là "có khả năng hơn người bình thường". M: tài hoa

b) Tài có nghĩa là "tiền của". M: tài nguyên.

Gợi ý:

a) Tài có nghĩa là có khả năng hơn người bình thường: Tài giỏi, tài nghệ tài ba, tài đức, tài năng, tài hoa.

b) Tài có nghĩa là tiền của: Tài nguyên, tài trợ, tài sản.

Câu 2 (SGK trang 11, Tiếng Việt lớp 4): Đặt câu với một trong các từ nói trên.

Gợi ý:

a) Những cuốn truyện Đô-ra-ê-mon là tài sản quý nhất trong tủ sách của em.

b) Bạn An là một người rất đỗi tài hoa khi vừa biết hát, biết đàn mà còn biết vẽ.

Câu 3 (SGK trang 11, Tiếng Việt lớp 4): Tìm trong các tục ngữ dưới đây những câu ca ngợi tài trí của người:

a) Người ta là hoa đất.

b) Chuông có đánh mới kêu

Đèn có khêu mới tỏ.

c) Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

Gợi ý:

  • Trong ba câu đã cho có hai câu a và c là những tục ngữ ca ngợi tài trí của con người.

Câu 4 (SGK trang 11, Tiếng Việt lớp 4): Em thích những tục ngữ nào ở bài tập 3? Vì sao?

Gợi ý:

  • Mỗi câu tục ngữ đều có những giá trị riêng của nó. Cả ba câu trên rất hay, nhưng em thích nhất câu:

Nước lã mà vã lên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan

  • Vì câu tục ngữ đã ca ngợi những con người từ tay không mà làm nên sự nghiệp lớn bằng trí tuệ và nghị lực của chính mình.
  • Thông qua bài giảng Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Tài năng, các em cần nắm được những nội dung kiến thức cơ bản và trọng tâm nhất như:
    • Mở rộng vốn từ ngữ theo chủ điểm: Tài năng
    • Rèn luyện để sử dụng tốt hơn vốn từ ngữ trên.
    • Hiểu được ý nghĩa của một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm.
    • Đặt câu với các từ theo chủ điểm Tài năng.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng 
    Tập làm văn: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK