Trang chủ Lớp 3 Tiếng việt Lớp 3 SGK Cũ Chủ điểm: Bầu trời và mặt đất Tuần 33 - Tập đọc: Quà của đồng nội - Tiếng Việt 3

Tuần 33 - Tập đọc: Quà của đồng nội - Tiếng Việt 3

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn đọc Quà của đồng nội

  • Đọc đúng: Lướt qua, nhuần thấm, phản phất, khe khắt, đồng quê cỏ nội.
  • Chú ý các từ khó:
    • Nhuần thấm: thâm sâu và hòa quyện.
    • Thanh nhã: có vẻ đẹp nhẹ nhàng, lịch sự, ưa nhìn.
    • Tinh khiết: rất sạch, không lẫn một tạp chất nào.
    • Làng Vòng: một làng làm cốm nổi tiếng, nay thuộc quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
    • Thanh khiết: trong sạch.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Quà của đồng nội

Câu 1 (trang 128 sgk Tiếng Việt 3): Những dấu hiệu nào báo trước mùa cốm sắp đến?

Gợi ý:

  • Dấu hiệu báo trước mùa cốm sắp đến là: Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá. Vì người ta thường dùng lá sen để gói cốm nên mùi thơm của lá sen đã gợi nhắc người ta nghĩ tới mùa cốm sắp tới.

Câu 2 (trang 128 sgk Tiếng Việt 3): Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào?

Gợi ý: 

  • Hạt lúa non thật tinh khiết và quý giá vì nó mang trong mình giọt sữa trắng thơm phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ, kết tinh các chất quý trong sạch của trời.

Câu 3 (trang 128 sgk Tiếng Việt 3): Tìm các từ ngữ nói lên những nét đặc sắc của công việc làm cốm.

Gợi ý:

  • Các từ nói lên nét đặc sắc của việc làm cốm là:
    • Bằng những cách thức riêng truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm.

Câu 4 (trang 128 sgk Tiếng Việt 3): Vì sao cốm được gọi là thứ quà riêng biệt của đồng nội?

Gợi ý: 

  • Cốm được gọi là thứ quà riêng của đồng nội vì nó được làm từ lúa nếp với tất cả sự mộc mạc, giản dị và thanh khiết của quê hương.

Câu 5 (trang 128 sgk Tiếng Việt 3): Học thuộc lòng một đoạn văn em thích.

  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Cách đọc lưu loát toàn bài với giọng đọc diễn cảm. 
    • Hiểu được các từ ngữ khó trong bài.
    • Nắm được những ý chính của bài: Bài văn cho thấy vẻ đẹp và giá trị của cốm, một thứ quà đồng nội và tình cảm yêu mến, lòng trân trọng của tác giả đối với sự cần cù, khéo léo của người nông dân để làm ra thứ quà này.
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học Chính tả Nghe - viết: Quà của đồng nội để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.

 

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK