Trang chủ Lớp 3 Tiếng việt Lớp 3 SGK Cũ Chủ điểm: Bảo Vệ Tổ Quốc Tuần 19 - Tập đọc: Bộ đội về làng - Tiếng Việt 3

Tuần 19 - Tập đọc: Bộ đội về làng - Tiếng Việt 3

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn đọc Bộ đội về làng

  • Đọc đúng các từ ngữ khó: rộn ràng, rừng sâu, xôn xao.
  • Đọc trôi chảy được toàn bài với giọng chậm rãi, tình cảm và ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
  • Nghĩa các từ ngữ khó
    • Bịn rịn: lưu luyến, không muốn rời xa.
    • Đơn sơ: đơn giản và sơ sài.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bộ đội về làng

Câu 1 (trang 8 SGK lớp 3): Tìm những hình ảnh thể hiện không khí vui tươi của xóm nhỏ khi bộ đội về.

Gợi ý: 

  • Những hình ảnh thể hiện không khí vui tươi của xóm nhỏ khi có bộ đội về: mái ấm nhà vui, tiếng hát câu cười rộn ràng xóm nhỏ, đàn em hớn hở chạy theo sau, cụ già bịn rịn, vui mừng khi đón các con ở rừng sâu về...

Câu 2 (trang 8 SGK lớp 3): Những hình ảnh nào nói lên lòng yêu thương của dân làng với bộ đội?

Gợi ý: 

  • Những hình ảnh nói lên lòng yêu thương của dân làng với bộ đội: mẹ già bịn rịn, vui đàn con ở rừng sâu mới về, nhà lá đơn sơ nhưng tấm lòng rộng mở, bộ đội và dân ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nồi cơm nấu dở, bát nước chè xanh.

Câu 3 (trang 8 SGK lớp 3): Theo em, vì sao dân ta yêu thương bộ đội như vậy?

Gợi ý: 

  • Nhân dân ta thương yêu bộ đội vì bộ đội đi đánh giặc để bảo vệ đất nước, bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân. Nhân dân ta thương yêu bộ đội như yêu thương con cháu của mình. Đó chính là tình quân với dân như cá với nước của người Việt Nam ta.

Câu 4 (trang 8 SGK lớp 3): Học thuộc lòng bài thơ.

  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Đọc đúng, trôi chảy, diễn cảm bài thơ (chú ý các từ khó)
    • Nắm được nội dung bài học: Ca ngợi tình cảm quân dân thắm thiết trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chúc các em học tốt.
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học 

Luyện từ và câu: Nhân hóa: Ôn tập: Cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK