Trang chủ Lớp 3 Tiếng việt Lớp 3 SGK Cũ Chủ điểm: Thành Thị Và Nông Thôn Tuần 17 - Chính tả Nghe - viết: Âm thanh thành phố và phân biệt ui/uôi, d/gi/ r, ăt/ ăc - Tiếng Việt 3

Tuần 17 - Chính tả Nghe - viết: Âm thanh thành phố và phân biệt ui/uôi, d/gi/ r, ăt/ ăc - Tiếng Việt 3

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 (trang 147 sgk Tiếng Việt 3): Nghe - viết:  Âm thanh thành phố (từ Hải ra Cẩm Phả … đến hết)

? - Tìm các tên riêng trong bài chính tả.

- Tập viết các từ sau: Bét-tô-ven, pi-a-nô

Gợi ý:

  • Những tên riêng trong bài chính tả: Cẩm Phả, Hà Nội, Hải, Ánh trăng, Bét-tô-ven.
  • Chữ đầu tiên viết hoa và ngăn cách các tiếng bằng dấu gạch ngang.

Câu 2 (trang 147 sgk Tiếng Việt 3): Tìm 5 từ có vần ui, 5 từ có vần uôi:

ui

M: cùi

vui vẻ, lui về, chui rúc, chui, bụi bặm, lúi húi, dụi mắt, múi mít, túi xách…

uôi

M: chuối

đuối nước, sông suối, muối biển, chuôi dao, đuôi, con muỗi, duỗi chân,…

Câu 3 (trang 147 sgk Tiếng Việt 3): Tìm các từ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau:

- Có nét mặt, hình dáng, tính nết, màu sắc,… gần như nhau.

- Phần con lại của cây lúa sau khi gặt.

- Truyền lại kiến thức, kinh nghiệm cho người khác.

b) Chứa tiếng có vần ăt hoặc ăc, có nghĩa như sau:

- Ngược với phương nam.

- Bấm đứt ngọn rau, hoa, lá… bằng hai đầu ngón tay.

- Trái nghĩa với rỗng.

 

Gợi ý:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau:

- Có nét mặt, hình dáng, tính nết, màu sắc,… gần như nhau: giống

- Phần con lại của cây lúa sau khi gặt: rạ

- Truyền lại kiến thức, kinh nghiệm cho người khác: dạy

b) Chứa tiếng có vần ăt hoặc ăc, có nghĩa như sau:

- Ngược với phương nam: bắc

- Bấm đứt ngọn rau, hoa, lá… bằng hai đầu ngón tay: ngắt

- Trái nghĩa với rỗng: đặc

  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Viết chính tả bài Âm thanh thành phố (viết đúng về nội dung và hình thức)
    • Phân biệt được ui/uôi, d/gi/ r, ăt/ ăc trong tiếng Việt
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập làm văn: Viết về thành thị, nông thôn để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được chu đáo hơn.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK