Trang chủ Lớp 3 Tiếng việt Lớp 3 SGK Cũ Chủ điểm: Tới Trường Tuần 5 - Tập đọc Người lính dũng cảm - Tiếng Việt 3

Tuần 5 - Tập đọc Người lính dũng cảm - Tiếng Việt 3

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn đọc

  • Chú ý đọc đúng một ố từ sau: loạt đạn, hạ lệnh, nứa tép, leo lên....
  • Biết phân biệt lời người kể và với các nhân vật
  • Nghĩa từ khó: 
    • Nửa tép: nửa nhỏ
    • Ô quả trám: ô có hình thoi, giống hình quả trám
    • Thủ lĩnh: người đứng đầu
    • Hoa mười giờ: Loài hoa nhỏ, thường nở vào khoảng mười giờ trưa.
    • Nghiêm giọng: nói bằng giọng nghiêm khắc
    • Quả quyết: dứt khoát, không chút do dự

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Câu 1: (SGK trang 39) Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò gì? Ở đâu?

  • Các bạn nhỏ chơi trò: bắn máy bay địch
  • Ở trong vườn trường

Câu 2: (SGK trang 39) Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?

  • Chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào vì: chú lính nhỏ sợ làm đổ hàng rào của vườn trường.

Câu 3: (SGK trang 39) Việc leo rào của các bạn khác đã gây hậu quả gì?

  • Việc leo rào của các bạn khác đã gây ra hậu quả: làm hàng rào bị đổ

Câu 4: (SGK trang 39) Thầy giáo mong chờ điều gì ở học sinh trong lớp?

  • Thầy giáo mong chờ ở học sinh trong lớp điều: các học sinh trong lớp sự tự giác và can đảm nhận lỗi

Câu 5: (SGK trang 39) Ai là "người lính dũng cảm" trong truyện này?

  • Chú bé chui rào là "người lính dũng cảm" trong truyện này, chú đã kiên quyết sửa lỗi bằng cách đi ra sửa lại hàng rào và luống hoa.
  • Học xong bài này, các em cần nắm: 
    • Đọc lưu loát, ngắt nhịp đúng chỗ, nắm được nghĩa một số từ khó
    • Nắm được nội dung câu chuyện: Khi mắc lỗi phải nhận dám lỗi và sữa lỗi. Người dám nhận lỗi và sữa lỗi là người dũng cảm.

Trên đây là những hướng dẫn soạn bài Tập đọc Người lính dũng cảm, và để chuẩn bị cho bài học tiết học tiếp theo được tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm phần soạn bài Kể chuyện Người lính dũng cảm. Chúc các em có thêm những tiết học tích cực trên lớp.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK