Trang chủ Lớp 3 Tiếng việt Lớp 3 SGK Cũ Chủ điểm: Mái Ấm Tuần 4 - Tập làm văn Nghe - kể: Dại gì mà đổi và Điền vào giấy tờ in sẵn - Tiếng Việt 3

Tuần 4 - Tập làm văn Nghe - kể: Dại gì mà đổi và Điền vào giấy tờ in sẵn - Tiếng Việt 3

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1: (SGK trang 36) Nghe và kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi

Gợi ý:

a. Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé?

b. Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?

c. Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?
Gợi ý:

DẠI GÌ MÀ ĐỔI

Ở một gia đình nọ, có một đứa trẻ vừa mới bốn tuổi nhưng rất nghịch ngợm. Có một lần, mẹ cậu ta nói sẽ đổi cậu ta đi, để lấy một đứa trẻ ngoan đưa về nuôi. Nghe vậy, cậu liền nói:

- Mẹ sẽ chẳng bao giờ đổi được đâu!

Mẹ cậu ngạc nhiên hỏi;

- Vì sao thế?

Cậu bé trả lời ngay:

- Vì chẳng ai dại gì mà đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm như con đâu, mẹ ạ.

Câu 2: (SGK trang 36) Em được đi chơi xa. Đến nơi, em muốn gửi điện báo tin cho gia đình biết. Hãy chép vào vở họ, tên, địa chỉ người gửi, người nhận và nội dung bức điện.

TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

ĐIỆN BÁO

Họ, tên, địa chỉ người nhận: Nguyễn Văn Linh, địa chỉ: xã phước Thành, Huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Nội dung: Con đang ở Sài Gòn với anh chị, con vẫn khỏe bố mẹ ạ. Con đi chơi sẽ đem thật nhiều quà về cho cả nhà, nhớ cả nhà nhiều ạ!

Họ, tên, địa chỉ người gửi: (Cần chuyển thì ghi, không thì thôi): Nguyễn Văn Lâm, địa chỉ: 16/23, tổ 8, khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức

Họ, tên, địa chỉ người gửi (phần này không chuyển đi nên không tính cước, nhưng người gửi cần ghi đầy đủ, rõ ràng để Bưu điện liên hệ khi chuyển phát điện báo gặp khó khăn. Bưu điện không chịu trách nhiệm nếu khách hàng không ghi đủ theo yêu cầu)

  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Các em lắng nghe và kể lại câu chuyện bằng cách riêng của mình (đúng nội dung)
    • Biết cách viết một bức điện báo theo mẫu có sẵn
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập đọc: Người lính dũng cảm để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK