Trang chủ Lớp 3 Tiếng việt Lớp 3 SGK Cũ Chủ điểm: Măng Non Tuần 1 - Tập đọc: Hai bàn tay em - Tiếng Việt 3

Tuần 1 - Tập đọc: Hai bàn tay em - Tiếng Việt 3

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn đọc

  • Nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
  • Chú ý các từ: Đánh răng, siêng năng, thủ thỉ, 
  • Nghĩa các từ khó
    • Siêng năng: chăm chỉ làm việc
    • Giăng giăng: dàn ra theo chiều ngang

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Câu 1: (SGK trang 7) Hai bàn tay của bé được so sánh với gì (khổ thơ 1)?

  • Hai bàn tay en được so sánh với: hoa đầu cành. 
  • Hai bàn tay là những nụ hồng đầu cành, và những ngón tay thì xinh như những cánh hoa

Câu 2: (SGK trang 7) Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào (các khổ thơ còn lại)?

  • Hai bàn tay thân thiết với bé:
    • Ngủ cùng với bé: hoa kề bên má, hoa ấp cạnh lòng
    • Giúp bé đánh răng và chải tóc. 
    • Giúp bé viết làm cho các hàng chữ nở hoa trên giấy.
    • Khi ngồi một mình, bé thủ thỉ nói chuyện với đôi tay như nói chuyện với bạn thân.

Câu 3: (SGK trang 7) Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?

  • Các em có thể tùy chọn một khổ thơ mà các em thích nhất và sau đó giải thích lí do vì sao các em chọn như vậy.
  • Sau đây, Học 247 sẽ chọn một khổ thơ và giải thích lí do:
    • Chọn khổ thơ thứ 3: 

Tay em đánh răng

Răng trắng hoa nhài,

Tay em chải tóc

Tóc ngời ánh mai

  • Vì: Khổ thơ đó có hai hình ảnh rất đẹp mà đôi tay đã mang lại là: đôi tay có thể giúp cho "răng trắng hoa nhài""tóc ngời ánh mai".

Câu 4: (SGK trang 7) Học thuộc lòng bài thơ

  • Các em chú ý đọc thật nhiều lần và đọc thật đúng từ ngữ trong bài thơ.
  • Để học thuộc bài nhanh hơn các em chú ý đọc đúng nhịp theo dấu câu và theo từng khổ thơ.
  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Ngắt nhịp đúng khi đọc bài và chú ý các phát âm đúng từ ngữ khó và nghĩa các từ ngữ khó trong bài thơ.
    • Trả lời được các câu hỏi mà bài học đề ra
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học: Luyện từ và câu: Ôn tập về từ chỉ sự vật. So sánh để chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK