Công nghệ 7 Bài 15: Làm đất và bón phân lót

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

I. Làm đất nhằm mục đích gì?

  • Làm cho đất tơi xốp thoáng khí, tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng.

  • Diệt trừ cỏ dại và mầm móng sâu bệnh.

II. Các công việc làm đất:

1. Cày đất

  • Là xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu từ 20 đến 30cm, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại.

  • Cày bằng trâu bò kéo hoặc bằng máy.

     

2. Bừa và đập đất:

  • Để làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại trong ruộng, trộn đều phân và san bằng mặt ruộng.

    • Bừa đất: Trộn đều đất, làm nhỏ đất, san phẳng đất, thu gom cỏ dại. Bừa bằng cách cho trâu bò kéo hoặc bừa máy

    • Đập đất: Làm đất vỡ nhỏ. Đất nhỏ, bột tạo điều kiện giữ độ ẩm.

3. Lên luống:

  • Thẳng, phẳng trên mặt có rãnh thoát nước, hướng luống phù hợp cây trồng, chống úng, tạo lớp đất canh tác dày, dễ chăm sóc

  • Được tiến hành theo quy trình:

    • Xác định hướng luống.

    • Xác định kích thước luống.

    • Đánh rãnh, kéo đất tạo luống.

    • Làm phẳng mặt luống.

  • Lưu ý: Hướng luống, kích thước luống, độ cao của luống phải phù hợp với địa hình và loại cây.  

  • Ví dụ:

    • Đất cao lên luống thấp

    • Đất trũng lên luống cao

    • Khoai lang, khoai tây lên luống cao

III. Bón phân lót:

  • Bón phân lót là bón trước khi trồng, thường sử dụng phân hữu cơ và phân lân

  • Sử dụng phân hữu cơ và phân lân theo quy trình sau:

    • Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng, hốc cây.

    • Cày, bừa hay lấp đất để vùi phân bón xuống dưới

 

Bón vãi

Bài 1:

Em hãy nêu các công việc làm đất và tác dụng của từng công việc ?

Hướng dẫn giải

  • Các công việc làm đất: có 3 công việc chính

    • Cày đất: Xáo trộn lớp đất mặt từ 20-30cm

      • Tác dụng: Làm đất tơi xốp, thoáng, vùi lớp cỏ dại

    • Bừa và đập đất: Trộn đều đất làm nhỏ đất, làm đất vỡ nhỏ, san phẳng đất.

      • Tác dụng: Thu gom cỏ dại, đất nhỏ, đất bột, tạo điều kiện giữ ẩm.

    • Lên luống: Thẳng, phẳng trên mặt, có rãnh thoát nước, hướng luống phù hợp cây trồng.

      • Tác dụng: Chống úng tạo lớp đất canh tác dày, dễ chăm sóc.

Bài 2:

Em hãy nêu quy trình bón phân lót ?

Hướng dẫn giải

  • Quy trình :

    • Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng , theo hốc cây 

    • Cày, bừa hay lấp đất để vùi phân xuống dưới. 

Bài 3:

Ở địa phương em đã tiến hành làm đất ,bón phân lót cho cây bằng cách nào ? 

Hướng dẫn giải

  • Làm đất : cày đất,bừa và đập đất ,lên luống

  • Bón phân lót : Theo hàng ,theo hốc cấy

Sau khi học xong bài Làm đất và bón phân lót, các em cần ghi nhớ những nội dung chính sau đây:

  • Hiểu được mục đích của việc làm đất và các công việc làm đất.

  • Biết được quy trình kỹ thuật làm đất.

  • Hiểu được mục đích và cách bón lót.

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 7 Bài 15 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 15 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.

Nếu các em có thắc mắc về các nội dung của bài học thì nhớ đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp để được hỗ trợ.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học trước:

>> Bài sau: Bài 16: Gieo trồng cây công nghiệp

Chúc các em học tốt!

Bạn có biết?

Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK