Trang chủ Lớp 9 Công nghệ Lớp 9 SGK Cũ Quyển 3: Sửa Chữa Xe Đạp Công nghệ 9 Bài 1: Giới thiệu về nghề sửa chữa xe đạp

Công nghệ 9 Bài 1: Giới thiệu về nghề sửa chữa xe đạp

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

I. Vai trò, vị trí của nghề sửa chữa xe đạp

  • Xe đạp đã được đưa vào sử dụng vào thế kỷ 19 ở châu Âu. Cho đến năm 2003, xe đạp có số lượng hơn một tỷ trên toàn thế giới, gấp đôi so với xe ô tô. Xe đạp là phương tiện chính của giao thông ở nhiều khu vực.

  • Năm 1817, nam tước người Đức là Baron Karl von Drais đã phát minh ra chiếc xe mang tên ông gọi là Draisienne (xe của Drais) được xem là tổ tiên của xe đạp. Drais đã giới thiệu mô hình xe này cho công chúng tại Mannheim vào mùa hè 1817 và tại Paris năm 1818.

  • Người lái ngồi dạng chân trên một khung gỗ được hỗ trợ bởi hai bánh xe và đẩy chiếc xe bằng hai chân của mình trong khi chỉnh hướng bằng bánh xe phía trước.

  • Chiếc xe đạp đầu tiên khác gì so với xe đạp ngày nay?

    • Xe đạp ngày xưa : Không có săm lốp, không có lò xo ở yên xe, xe chạy được trên đường là do chân người đẩy. 

    • Xe đạp ngày nay : có lan hoa bằng thép, không phải lấy chân đây mà đạp vào bàn đạp để chuyển động xích xe quay liên tục vòng tròn. Có săm lốp giúp đi trên đường êm hơn, có hệ thống tay phanh mỗi khi muốn dừng...

     

  • Kết luận: 

    • Xe đạp được nhiều người sử dụng nên nghề sửa chữa xe đạp là cần thiết

    • Học sửa chữa xe đạp giúp chúng ta tự sửa chữa đước xe cho chính mình hoặc cho người khác.

II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề

1. Đặc điểm:

  • Đối tượng lao động 

  • Nội dung lao động 

  • Công cụ lao động 

  • Điều kiện lao động 

  • Sản phẩm lao động 

2. Yêu cầu:

  • Kiến thức : Hiểu biết những kiến thức cơ bản về lĩnh vực cơ khí 

  • Thái độ : Sửa chữa được những hư hỏng thông thường

  • Kĩ năng : Yêu thích các công việc của nghề sửa chữa xe đạp

3. An toàn lao động:

  • Chú ý:

    • Sử dụng các dụng cụ sửa chửa cẩn thận, đúng quy cách.

    • Bố trí nơi làm việc không gần những vật dễ cháy, nổ

III. Triển vọng của nghề

  • Là phương tiện giao thông thuận lợi, đơn giản.

  • Bảo vệ được môi trường

  • Nhu cầu về nghề sửa chữa xe đạp ngày càng tăng theo sự phát triển của dân số

⇒ Vì xe đạp được nhiều người sử dụng nên nghề sửa chữa xe đạp là rất cần thiết phục vụ nhu cầu sửa chữa, thay đổi thiết kế của người sử dụng xe.

Bài 1:

Xe đạp có từ bào giờ? Chiếc xe đạp đầu tiên khác gì so với xe đạp ngày nay? 

Hướng dẫn giải

  • Xe đạp đã được đưa vào sử dụng vào thế kỷ 19 ở châu Âu. Cho đến năm 2003, xe đạp có số lượng hơn một tỷ trên toàn thế giới, gấp đôi so với xe ô tô. Xe đạp là phương tiện chính của giao thông ở nhiều khu vực.

  • Năm 1817, nam tước người Đức là Baron Karl von Drais đã phát minh ra chiếc xe mang tên ông gọi là Draisienne (xe của Drais) được xem là tổ tiên của xe đạp. Drais đã giới thiệu mô hình xe này cho công chúng tại Mannheim vào mùa hè 1817 và tại Paris năm 1818.Người lái ngồi dạng chân trên một khung gỗ được hỗ trợ bởi hai bánh xe và đẩy chiếc xe bằng hai chân của mình trong khi chỉnh hướng bằng bánh xe phía trước.

  • Chiếc xe đạp đầu tiên khác gì so với xe đạp ngày nay

    • Xe đạp ngày xưa : Không có săm lốp, không có lò xo ở yên xe, xe chạy được trên đường là do chân người đẩy. 

    • Xe đạp ngày nay : có nan hoa bằng thép, không phải lấy chân đây mà đạp vào bàn đạp để chuyển động xích xe quay liên tục vòng tròn. Có săm lốp giúp đi trên đường êm hơn, có hệ thống tay phanh mỗi khi muốn dừng...

Bài 2

Nghề sửa chữa xe đạp có cần thiết không? Vì sao?

Hướng dẫn giải

  • Nghề sửa chữa xe đạp có cần thiết. Vì xe đạp được nhiều người sử dụng nên nghề sửa chữa xe đạp là rất cần thiết phục vụ nhu cầu sửa chữa, thay đổi thiết kế của người sử dụng xe.

Bài 3:

Em có thích tự mình sửa chữa xe đạp không? Tại sao?

Hướng dẫn giải

  • Em có thích tự mình sửa chữa xe đạp

  • Vì : Khi sửa chữa em sẽ biết được thêm về các kiến thức cơ bản của các bộ chuyển động của xe. Biết sửa được những hư hỏng thông thường của xe khi gặp sự cố .

Như tên tiêu đề của bài Giới thiệu về nghề sửa chữa xe đạp, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Hiểu được vai trò, vị trí của nghề sửa chữa xe đạp trong đời sống.

  • Biết được sử ra đời và phát triển của xe đạp.

  • Biết các đặc điểm, yêu cầu và triển vọng của nghề

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 9 Bài 1 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 9 Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.

Nếu có thắc mắc về nội dung bài học thì các em có thể đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp nhé.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học tiếp theo:

>> Bài sau: Bài 2: Cấu tạo của xe đạp

Chúc các em học tốt! 

Bạn có biết?

Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK