Toán 6 Bài 9: Phép trừ phân số

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Số đối

Hai số gọi là đối nhau nếu tổng của chúng bằng 0.

Kí hiệu số đối của phân số \(\frac{a}{b}\) là \( - \frac{a}{b}\) ta có:

\(\frac{a}{b} + \left( { - \frac{a}{b}} \right) = 0\)                  \( - \frac{a}{b} = \frac{a}{{ - b}} = \frac{{ - a}}{b}\)

1.2. Phép trừ phân số

Muốn trừ một phân số cho một phân số, ta cộng số bị trừ với số đối của số trừ

\(\frac{a}{b} - \frac{c}{d} = \frac{a}{b} + \left( { - \frac{c}{d}} \right)\)

Ví dụ 1: Tính \(\frac{2}{7} - \left( {\frac{{ - 1}}{4}} \right)\)

Giải

\(\frac{2}{7} - \left( {\frac{{ - 1}}{4}} \right) = \frac{2}{7} + \frac{1}{4} = \frac{{8 + 7}}{{28}} = \frac{{15}}{{28}}\)

Nhận xét: Ta có

\(\left( {\frac{a}{b} - \frac{c}{d}} \right) + \frac{c}{d} = \left[ {\frac{a}{b} + \left( { - \frac{c}{d}} \right)} \right] + \frac{c}{d} = \frac{a}{b} + \left[ {\left( { - \frac{c}{d}} \right) + \frac{c}{d}} \right] = \frac{a}{b} + 0 = \frac{a}{b}\)

Vậy có thể nói hiệu \(\frac{a}{b} - \frac{c}{d}\) là một số mà cộng với \(\frac{c}{d}\) thì được \(\frac{a}{b}\)

Như vậy phép trừ (phân số) là phép toán ngược của phép cộng (phân số).


Ví dụ 2: Thời gian 1 ngày của Cường được phân phối như sau:

- Ngủ \(\frac{1}{3}\) ngày

- Học ở trường: \(\frac{1}{6}\) ngày

- Chơi thể thao: \(\frac{1}{{12}}\) ngày

- Học và làm tập ở nhà: \(\frac{1}{8}\) ngày

- Giúp đỡ gia đình việc vặt: \(\frac{1}{{24}}\) ngày

Hỏi Cường còn bao nhiêu thời gian rỗi?

Giải

Thời gian rỗi của Cường là \(\frac{1}{4}\) ngày


Ví dụ 3:

a. Tính \(1 - \frac{1}{2},\,\,\,\,\,\,\,\frac{1}{2} - \frac{1}{3},\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\frac{1}{3} - \frac{1}{4},\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\frac{1}{4} - \frac{1}{5},\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\frac{1}{5} - \frac{1}{6}\)

b. Sử dụng kết quả của câu a) để tính nhanh tổng sau:

\(\frac{1}{2} + \frac{1}{6} + \frac{1}{{12}} + \frac{1}{{20}} + \frac{1}{{30}}\)

Giải

a. \(\frac{1}{2},\,\,\frac{1}{6},\,\,\frac{1}{{12}},\,\frac{1}{{20}},\,\,\frac{1}{{30}}\)

b. \(\frac{1}{2} + \frac{1}{6} + \frac{1}{{12}} + \frac{1}{{20}} + \frac{1}{{30}} = \left( {1 - \frac{1}{2}} \right) + \left( {\frac{1}{2} - \frac{1}{3}} \right) + \left( {\frac{1}{3} - \frac{1}{4}} \right) + \left( {\frac{1}{4} - \frac{1}{5}} \right) + \left( {\frac{1}{5} - \frac{1}{6}} \right)\)

\( = 1 + \left( {\frac{{ - 1}}{2} + \frac{1}{2}} \right) + \left( {\frac{{ - 1}}{3} + \frac{1}{3}} \right) + \left( {\frac{{ - 1}}{4} + \frac{1}{4}} \right) + \left( {\frac{{ - 1}}{5} + \frac{1}{5}} \right) + \frac{{ - 1}}{6} = \frac{5}{6}\)

 

Bài 1:

a. Chứng tỏ rằng với \(n \in \mathbb{N},n \ne 0\) thì:

\(\frac{1}{{n(n + 1)}} = \frac{1}{n} - \frac{1}{{n + 1}}\)

b. Áp dụng kết quả ở câu a) để tính:

\(A = \frac{1}{{1.2}} + \frac{1}{{2.3}} + \frac{1}{{3.4}} + ... + \frac{1}{{9.10}}\)

Giải

a. \(\frac{1}{{n(n + 1)}} = \frac{{n + 1 - n}}{{n(n + 1)}} = \frac{{n + 1}}{{n(n + 1)}} - \frac{n}{{n(n + 1)}} = \frac{1}{n} - \frac{1}{{n + 1}}\)

b. \(S = 1 - \frac{1}{2} + \frac{1}{2} - \frac{1}{3} + \frac{1}{3} - \frac{1}{4} + ... + \frac{1}{9} - \frac{1}{{10}} = 1 - \frac{1}{{10}} = \frac{9}{{10}}\)


Bài 2: Tính nhanh

\(A = \frac{1}{6} + \frac{1}{{12}} + \frac{1}{{20}} + \frac{1}{{30}} + \frac{1}{{42}} + \frac{1}{{56}}\)

Giải

\(A = \frac{1}{{2.3}} + \frac{1}{{3.4}} + \frac{1}{{4.5}} + \frac{1}{{5.6}} + \frac{1}{{6.7}} + \frac{1}{{7.8}}\)

\( = \frac{1}{2} - \frac{1}{3} + \frac{1}{3} - \frac{1}{4} + \frac{1}{4} - \frac{1}{5} + \frac{1}{5} - \frac{1}{6} + \frac{1}{6} - \frac{1}{7} + \frac{1}{7} - \frac{1}{8}\)

\( = \frac{1}{2} - \frac{1}{8} = \frac{3}{8}\)


Bài 3: Chứng tỏ rằng: \(D = \frac{1}{{{2^2}}} + \frac{1}{{{3^2}}} + \frac{1}{{{4^2}}} + .... + \frac{1}{{{{10}^2}}} < 1\)

Giải

\(D = \frac{1}{{{2^2}}} + \frac{1}{{{3^2}}} + \frac{1}{{{4^2}}} + .... + \frac{1}{{{{10}^2}}} < \frac{1}{{1.2}} + \frac{1}{{2.3}} + \frac{1}{{3.4}} + ... + \frac{1}{{9.10}}\)

\( = 1 - \frac{1}{2} + \frac{1}{2} - \frac{1}{3} + ... + \frac{1}{9} - \frac{1}{{10}}\)

\( = 1 - \frac{1}{{10}} = \frac{9}{{10}} < 1\)

3. Luyện tập Bài 9 Chương 3 Số học 6

Qua bài giảng Phép trừ phân số này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như : 

  • Khái niệm về số đối
  • Biết cách trừ phân số

3.1 Trắc nghiệm về Phép trừ phân số - Số học 6

Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 6 Bài 9 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2 Bài tập SGK về Phép trừ phân số - Số học 6

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 6 Bài 9 sẽ giúp các em nắm được các phương pháp giải bài tập từ SGK Toán 6 tập 2

Bài tập 78 trang 22 SBT Toán 6 Tập 2

Bài tập 79 trang 22 SBT Toán 6 Tập 2

Bài tập 80 trang 23 SBT Toán 6 Tập 2

Bài tập 81 trang 23 SBT Toán 6 Tập 2

Bài tập 82 trang 23 SBT Toán 6 Tập 2

Bài tập 9.1 trang 24 SBT Toán 6 Tập 2

Bài tập 9.2 trang 24SBT Toán 6 Tập 2

Bài tập 9.3 trang 24 SBT Toán 6 Tập 2

Bài tập 9.4 trang 24 SBT Toán 6 Tập 2

Bài tập 9.5 trang 24 SBT Toán 6 Tập 2

Bài tập 9.6 trang 24 SBT Toán 6 Tập 2

Bài tập 9.7 trang 24 SBT Toán 6 Tập 2

4. Hỏi đáp về Phép trừ phân số - Số học 6

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán HOCTAP247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Bạn có biết?

Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK