Trang chủ Lớp 10 Soạn văn Lớp 10 SGK Cũ Phú sông Bạch Đằng - Trương Hán Siêu Giới thiệu Bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu

Giới thiệu Bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Giới thiệu Bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu

Bài Phú Sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu không chỉ là một tác phẩm nối tiếng thời Trần mà còn là một trong những bài phú viết bằng chữ Hán hay vào loại bậc nhất nước ta thời Trung đại. Bài Phú vừa chứa chan lòng tự hào dân tộc vừa kết đọng nỗi đau, vừa có tư tưởng triết lí sâu sắc.

Bạch Đằng giang là một con sông sử thi hào hùng, nơi đây từng ghi lại những chiến công hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Bài Phú được viết từ cảm hứng hào hùng và bi tráng khi tác giả là một trọng thần của Vương triều nhà Trần đang có biểu hiện suy thoái, có nguy cơ sụp đổ (Thời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông). Vì thế, cảm hứng Bạch Đằng giang vừa là cảm hứng lịch sử, vừa là cảm hứng thời thế, lại vừa có những suy ngầm triết lí được rút ra thành bài học.
Bạch Đằng giang phú được viết theo thể loại Phú (cổ thể). Hệ thống câu từ của bài theo lối kể chuyện: một vị “khách” giong thuyền chơi sông, qua nhiều cảnh đẹp. Đến sông Bạch Đằng, vị “khách” được nghe chuyện các bô lão địa phương kể về chiến công ngày trước. Hết lời kể đến lời ca, “khách” nghe và nối lời ca tiếp. Như vậy, bài Phú có hai nhân vật: khách và các bô lão. Khách có thể là một ai đó hoặc là chính tác giả. Bài Phú có lời kể về “Khách” về “Bô lão”, có lời các Bô lão kể và ca. Cuối cùng là lời ca của “Khách” được kể lại.
 
Bài Phú mở ra trong cảnh dạo thuyền chơi sông của “Khách”. Cảnh nên thơ, người rộng mở tâm hồn:
 
“Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết”.

Khách không chỉ là một người ham du ngoạn mà còn là một tráng sĩ phóng khoáng, mạnh mẽ, một con dân Đại Việt đang ngược dòng thời gian tìm hiểu lịch sử dân tộc. Tâm trạng của “Khách” vì thế mà chứa chất bao Suy tư: “đứng lặng giờ lâu”, “thương nỗi anh hùng đâu vắng tá?”“tiếc thay dấu viết huống còn lưu”...
 
Sau này, Nguyễn Trãi đến cửa biển Bạch Đằng cũng có một phút cảm ra hoài tương tự:
 
“Việc cử ngoảnh đầu ôi đã vắng!
Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng”
 
Những con người nặng nợ với non sông tất sẽ có những phút giây cảm hoài như thế.
 
Nhân vật “Khách” tuy có tính chất công thức ở thể Phú nhưng đã được Trương Hán Siêu thổi hồn thành một con người sinh động. “Khách” chính là “Cái tôi” của tác giả - một con người có tính cách tráng sĩ, một hồn thơ nhạy cảm, một kẻ sĩ nặng lòng ưu ái với đất nước và lịch sử dân tộc.
 
Nếu ở đoạn một, nhân vật “Khách” là sự phân thân của tác giả thì ở đoạn hai nhân vật “Bô lão” là hình ảnh tập thể xuất hiện như một sự ủng hộ. Các “Bô lão” là chứng nhân của lịch sử, là một hình ảnh có tính lịch đại. Sự xuất hiện của các bô lão nhằm tạo không khí đối đáp tự nhiên từ đó giúp “Khách” sống lại với những trận thuỷ chiến ở nơi đây.
 
Với lời lẽ trang trọng, những kì tích được gợi lên qua cách liệt kê sự kiện trùng trùng điệp điệp:
 
“Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng Nhị thánh bắt Ô Mã.
Còng là bãi đất xưa Ngô Chúa Phú Hoàng Thao”.
 
Các hình ảnh đối nhau liên tiếp, chát chúa, gợi lên không khí bừng bừng chiến trận:
 
“Thuyền bè muôn đội
Tinh kì phấp phới,
Hùng hổ sáu quân,
Giáo gươm sáng chói”...
 
- Miêu tả thế trận giằng co quyết liệt: “Chiến luỹ Bắc Nam chống đối”...
 
Tác giả chọn lọc những hình ảnh, điển tích tạo nên khả năng diễn tả sự thất bại thảm hại của quân giặc (Xích Bích, Hợp Phì, Bồ Kiên...). Đây cũng là thủ pháp ẩn dụ, đặt những trận thuỷ chiến Bạch Đằng ngang tầm những trận oanh liệt nhất trong lịch sử Trung Quốc.
 
Giá trị của bài Phú là ở chỗ không chỉ làm sống dậy hào khí chiến thắng của những trận Bạch Đằng mà còn làm sáng lên chân lí muôn đời bất diệt của một dân tộc. Nội dung của bài Phú được biểu hiện thông qua một cấu tứ đơn giản mà hấp dẫn, một bố cục chặt chẽ, một năng lực chọn lọc chi tiết đích đáng để đảm bảo độ súc tích, một hơi văn liền mạch cuồn cuộn cảm hứng đặc biệt là sự kết hợp tự sự và trữ tình một cách nhuần nhuyễn. “Bạch Đằng giang phú” có yếu tố “bi” nhưng với tất cả những gì mà thiên tài Trương Hán Siêu thể hiện, tác phẩm xứng đáng là một bản tráng ca bất hủ của muôn đời.
 
Nền văn học dán tộc đã rất tự nhiên mà hình thành dòng thơ vần Bach Đằng. Với “Bài phú sông Bạch Đằng”, Trương Hán Siêu đã đóng một “trụ đồng” sáng chói trên dòng thi ca bất tận ấy để con cháu muôn đời còn ngưởng vọng.

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK