Trang chủ Lớp 10 Soạn văn Lớp 10 SGK Cũ Tam đại con gà Soạn bài Tam đại con gà - Soạn văn lớp 10

Soạn bài Tam đại con gà - Soạn văn lớp 10

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1. Phân tích mâu thuẫn trái tự nhiên trong truyện Tam đại con gà qua ba khía cạnh:

- "Thầy" liên tiếp bị đặt vào những tình huống nào?

- "Thầy" giải quyết những tình huống đó ra sao.

- Trong quá trình giải quyết các tình huống, "thầy" đã tự bộc lộ cái dốt của mình như thế nào?

Trả lời:

  Ngay từ dầu câu chuyện, mâu thuẫn trái tự nhiên trong nhân vật chính đă được nói ra: “học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Như thế, bản chất “dốt” của thầy đồ đã được khẳng định. Toàn bộ phần sau chứng minh cho mệnh đề này.

Tuy nhiên, giữa định đề và quá trinh chứng minh có ít nhiều khác biệt. Thoạt đầu, truyện nêu ra một chân lí phổ biến “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ” nhằm khẳng định thầy đồ này dốt nhưng lại hay khoe mình giỏi. Như thế, mâu thuẫn trái tự nhiên  đây là mâu thuẫn giữa dốt và khoe giỏi.

Đến khi thể hiện tính cách nhân vật thầy đồ, vấn đề có khác chút ít:

  • Dốt tới mức chữ tối thiểu trong sách cũng mù tịt.
  • Dốt nhưng lại tự cho mình giỏi (sau khi khấn thổ công).
  • Khi biết mình dốt thì che giấu, chống chế.

Như thế, mâu thuẫn trái tự nhiên ở phần này là mâu thuẫn giữa dốt và giấu dốt. Bản chất dốt càng được ra sức che đậy thì càng lộ tẩy.

Đọc truyện thấy cái dốt của thầy đồ cứ mỗi lúc một lộ ra khi lâm vào tình huống khó nhưng thầy cế che giấu một cách phỉ lí. Song càng che giấu thì bản chất dốt cứ càng lộ rõ ra, cuối cùng phải tìm một lối thoát càng phi lí hơn chính từ đây tiếng cười đã bật ra.

Đúng là có sự tăng tiến về mức độ phi lí trong miêu tả hành động và lời nói của nhân vật thầy đồ. Đây là thủ pháp nghệ thuật được tác giả dân gian sử dụng một cách độc đáo, đầy thú vị.

 

Câu 2. Ý nghĩa phê phán của truyện

Trả lời:

   Đây là một truyện châm biếm. Truyện chủ yếu nhằm phê phán một tật xấu trong nội bộ nhân dân. Đó là tật giấu dốt. Người dốt cần học hỏi, tự biết mình dốt dể học hỏi là điểu tốt đáng khen. Đằng này, đã dốt lại có tình che đậy cái dốt của mình bằng cách láp liếm và chống chế. Đã vậy lại đi dạy trẻ.

Có điều truyện này chỉ có mức độ phê phán nên tiếng cười bật ra vẫn còn mang tính sảng khoái. Thầy đồ chưa đến nước phải bị đả kích sâu cay.

LUYỆN TẬP

  • Dặn học trò đọc nho nhỏ (khe khẽ) do tính thận trọng.
  • Chưa yên tâm nên xin đài âm dương cũng do thận trọng.
  • Khi đã yên tâm, ngồi bệ vệ trên giường, đắc chí dặn học trò đọc thật to.

Phân tích các lời nói của thầy đồ chứa đựng sự phi lí:

  • Dủ dỉ là con dù dì.
  • Dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà.
  • Dù dì là chị con công, con công là ông con gà.

Tác giả dân gian dùng biện pháp tu từ tăng tiến trong việc miêu tả hành  lời nói của nhân vật ông đồ.

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK