Kiến thức cơ bản về Ra-ma buộc tội (Trích Ra-ma-ya-na)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

I. Kiến thức cơ bản
1.            Tác giả
-              Ở Ấn Độ, tên tuổi Van-mi-ki không được ghi chép cụ thể mà chỉ tồn tại trong truyền thuyết.
-              Van-mi-ki sống vào khoảng thế kỉ V trước Công nguyên, xuất thân đẳng cấp Bà La Môn giàu có.
-              Bị cha mẹ ruồng bỏ, Van-mi-ki phải trốn vào rừng làm nghề trộm cướp.
-              Ông may mắn gặp được Thánh Na-ra-đa và được thánh khuyên răn nên đã cải tà quy chính.
-              Được thánh Na-ra-đa quyền cho câu chuyện về hoàng tử Ra-ma, Van- mi-ki ghi nhớ và sáng tác thành Ra-ma-ya-na.
-              Tác phẩm được viết bằng văn vần. Van-mi-ki dùng tiếng Xăng-cơ-rít.
2.            Tóm tắt tác phẩm Ra-ma-ya-na
-              Là câu chuyện về những kì tích của Ra-ma.
-              Tác phẩm được viết bằng tiếng Xăng-cơ-rít, gồm bảy cuốn, 24.000 câu thơ, về sau được chia thành mười hai cuốn. Cuốn thứ mười hai ắt hẳn là do người đời sau thêm vào.
-              Vua Đa-xa-ra-tha của nước Kô-sa-la có bốn con trai không cùng một mẹ. Ra-ma là người đẹp trai nhất và khỏe mạnh nhất.
-              Khi Ra-ma trưởng thành, chàng vượt qua được thử thách để cưới Xi-ta.
-              Vua Đa-xa-ra-tha già yếu, muốn nhường ngôi cho Ra-ma. Nhưng do lời hứa trước đây của vua, thứ phỉ Ca-ke-i đòi vua phải nhường ngôi cho Bha-ra-ta và đày Ra-ma vào rừng 14 năm.
-              Vua Đa-xa-ra-tha rất buồn, nhưng vì phải giữ lời hứa nên không thể nuốt lời. Biết được nỗi khổ tâm của vua cha, Ra-ma hiếu thảo tự nguyện nhận cuộc sống lưu đày.
-              Bha-ra-đa không muốn nhận ngôi vua và thiết tha đề nghị Ra-ma ở lại nhưng chàng không nghe. Xi-ta và Lác-ma-na cũng kiên quyết đi theo Ra-ma để chia xẻ cuộc sống lưu đày trong rừng.
-              Ra-ma đến nổi ẩn dật của Van-mi-ki. Tại đó, họ biết rằng vua Đa-xa-ra- tha đã qua đời chỉ một ngày sau khi Ra-ma rời kinh thành. Ra-ma ở lại với Van- mi-ki một thời gian.
-              Không muốn làm người cướp ngôi của anh mình, Bha-ra-ta tìm vào rừng, gặp Rama và đề nghị Rama về làm vua. Nhưng Rama kiên quyết giữ lời thề với cha ninh. Bha-ra-ta quay lại kinh thành và đặt đôi dép của Ra-ma lên ngai vàng như là biểu tượng vương quyền của Ra-ma.
-              Ra-va-na đánh lừa Ra-ma, bắt cóc Xi-ta lên thiên xạ phóng về xứ sở của hắn la lan-ca. Ra-va-na nhót Xi-ta vào cung và dụ dỗ nàng làm vợ. Xi-ta một mực chống cự.
-              R?.-ma liên kết với tướng khỉ Ha-nu-man tiến đánh và tiêu diệt Ra-va-na. Xi-ia đoàn tụ với Ra-ma. Nhưng Ra-ma bỗng nổi cơn ghen vì Xi-ta đã từng ở trong cung của chúa quỷ Ra-va-na.
-              Để chứng minh sự trong trắng của mình. Xi-ta sai đốt một đống lửa rồi tự mình bước vào. Thần lửa A-nhi chứng giám lòng thủy chung của Xi-ta nên nàng bình yên bước ra khỏi đống lứa. Nàng vẫn xứng đáng là vợ của Ra-ma.
-              Min hạn lưu đày, Ra-ma lẻn ngôi vua. Nhưng tin đồn về việc Xi-ta không chung thủy với chồng lại lan rộng khắp kinh thành. Ra-ma lại tin vào lời đồn ấy đuổi Xi- a đi. Nàng đến sống tại lều ẩn cư của Van-mi-ki.
-              Khi ra đi, Xi-ta đã có thai với Ra-ma. Sau đó, Xi-ta sinh được hai con trai đặt tên là Cu-xa và La-va. Nhiều năm trôi qua, Ra-ma mới biết đó là con mình. Lòng đầy ân hận, Ra-ma cho người đi mời Xi-ta về hoàng cung. Nhưng Xi-ta không quay về. Xi-ta cầu xin thần Đất mẹ đón minh. Đất Mẹ nghe lời nứt ra đón Xi-ta về Ra-ma xót xa van xin thần Đất Mẹ trả lại Xi-ta. Thần Bà-la-môn hiện lên an ù chàng và bảo cho chàng biết là sẽ gặp Xi-ta ở cõi trời, về sau, Ra-ma nhường cho hai con và về Trời, trở lại với bản nguyên là thần bảo vệ vũ trụ.
II. Đoạn trích "Ra-ma buộc tội"
1.            Xuất xứ
-              Đoạn trích Ra-ma buộc tội thuộc về khúc ca thứ sáu, chương 79.
-              Xi-ta bước vào lửa, thần lửa A-nhi chứng kiến tấm lòng thủy chung, sự trong trắng của Xi-ta nên đả bảo vệ nàng khỏi ngọn lửa và trả nàng lại cho Ra-ma.
2.            Nhân vật trung tâm
-              Cả Ra-ma lẫn Xi-ta đều là nhân vật trung tâm vì họ cũng thể hiện tư tưởng chủ đề về con người lí tưởng của Ấn Độ cổ đại.
3.            Về cái tên Xi-ta
-              Xi-ta có nghĩa là luống cày.
-              Xi-ta là con của nữ thần Đất Mẹ Pri-thi-vi.
-              Via Gia-na-ka cày đất chuẩn bị làm lễ tế sinh, thấy một bé gái xuất hiện trên luống cày bèn đưa về nuôi và đặt tên là Xi-ta.
-              Xi ta còn có tên khác là Gia-na-ki.
4.            Lời buộc tội
a. Nguyên nhân Ra-ma buộc tội Xita.
-              Vì Ra-ma nghi ngờ sự trong trắng của Xi-ta khi bị quỷ vương Fa-va-na bắt về xứ sở hắn.
-              Vì danh dự của một người anh hùng (sợ người đời dị nghị chuyện X-i-ta ở xứ sở của quỷ vương).
b.            Hoàn cảnh buộc tội Xi-ta của Ra-ma
-              Hoàn cảnh buộc tội là hoàn cảnh cộng đồng.
-              Bằng chứng là Ra-ma gặp Xi-ta trước các anh em, bạn bè, quân đội của loài khỉ Na-va-ra, trước thần dân của loài quỷ Rắc-sa-xa.
-              Ra-ma chọn hoàn cảnh cộng đồng là vì:
+ Ra-ma lấy tiêu chuẩn của cộng đồng để hành động. Dấu từ gốc độ cá nhân Ra-ma rất yêu thương Xi-ta (tuy nhiên có đôi chút hờn ghen) nhưng là một đấng quân vương, Ra-ma phải tuân thủ những nguyên tắc cộng đồng. Ra-ma đã biết nén tình cảm riêng tư để đứng trên tình cảm cộng đồng phán xét Xi-ta. Người kể gửi gắm điều này qua cái nhìn của Lắc-ma-na: "Cố nén cơn giận, Lắc-ma-na nhìn Ra-ma, và qua nét mặt cử chỉ của anh, Lác-ma-.ia đoán được động cơ của anh".
+ Như thế, con người buộc tội Xi-ta không phải là con người :á nhân Ra-ma mà chính là cộng đồng Ra-ma.
+ Điều này cho thấy sự cao cả của Ra-ma nhưng đồng thời cũng ngầm chứa bi kịch nội tâm sâu sắc của người anh hùng.
-              Thành công lớn của Van-mi-ki là khắc họa được những diễn biến nội tâm sâu sắc này mà không cần phải miêu tả ti mi, chi tiết.
c.             Trạng thái tâm lí khi buộc tội
-              Ra-ma rất yêu thương Xi-ta
-              Bằng chứng:
+ Trong lời buộc tội của Ra-ma có hàm chứa sự ghen tuông (chứng tỏ vẫn yêu Xi-ta).
+ Người kể miêu tả "lòng Ra-ma đau như cắt”, nét mặt của chàng “khủng khiếp như thần Chết”...
-              Rõ ràng trong lòng Ra-ma có sự xáo trộn ghê gớm. Thực ra, chàng rất yêu thương Xi-ta, nhưng để bảo vệ danh dự, Ra-ma chẳng thể nào làm khác được. Khi gặp lại Xỉ-ta “lòng Ra-ma đau như cắt".
d.            Nội dung lời buộc tội
-              Đấy là những lời cay nghiệt, nặng nề.
-              Dẫn chứng:

+ Trông thấy nàng, ta không chịu nổi.
+ Nàng muốn lấy ai thì tùy. 
5.            Theo lời của Ra-ma thi động co Ra-ma tiêu diệt Ra-va-na bao gồm:
-              Sự xúc phạm danh dự người anh hùng khi Ra-va-na cướp Xi-ta.
-              Tình yêu thương và mong ước đoàn tụ của Ra-ma với Xi-ta.
-              Tiêu diệt kẻ xấu (quỷ vương) mang lại hạnh phúc cho mọi người.
6.            Những câu nói của Ra-ma chứng tỏ suy thức nhân phẩm của chàng:
-              "Kẻ nào bị quân thù làng nhục mà không đem tài nghệ của mình ra để trả thù là kẻ tầm thường”.
-              So sánh bán thân và hành động của mình với đại đạo sĩ A-ga-xti-a khi đạo sĩ tiêu diệt lũ ác quỷ.
-              "Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta’’...
7.            Phản ứng tâm lí của Xi-ta khi nghe những lời buộc tội:
a.            Phản ứng tâm lí
-              Đau đớn đến nghẹt thở, như một cây dây leo bị vòi voi quật nát.
-              Xi-ta xấu hổ cho số kiếp.
-              Muốn tự chôn vùi cả hình hài thân xác của mình.
-              Mỗi lời nói của Ra-ma như xuyên mũi tên vào tim nàng.
b.            Lập luận trong cách trả lời của Xi-ta với Ra-ma
-              Lối buộc tội của Ra-ma được Xi-ta xem là "một kẻ thấp hèn chửi bới một con mụ thấp hèn”.
-              Xi-ta cũng lấy danh dự của mình ra để thề rằng nàng trong trắng.
-              Khẳng định rằng mình không phải là phụ nữ thấp hèn nên đề nghị Ra- ma không suy từ hành vi của họ ra hành vi của mình.
-              Nói rô Ra-va-na chì động vào mình khi mình đã ngất.
-              Khẳng định những gì nằm trong kiểm soát của mình đều thuộc về Ra-ma.
-              Mang thanh danh của mình ra để đảm bảo.
-              Khẳng định mình con của thần Đất Mẹ.
-              Nhận xét: 
+ Xi-ta khôn ngoan và' thông minh, lập luận chặt chẽ và có sức thuyết phục.
+ Xi-ta cũng đứng trên danh dự trước cộng đồng như Ra-ma để minh oan
+ Xi-ta còn đứng trên thanh danh của bản thân để thanh minh.
+ Như thế, cả Xi-ta lẫn Ra-ma đều đặt mình trong quan hệ với cộng đồng để đối thoại. Vì danh dự trước cộng đồng, vì "sợ tai tiếng" nên Ra-ma mới phải ruồng bỏ Xi-ta. Cũng thế, vì danh dự của mình, Xi-ta phải bảo vệ sự trong trắng của mình bằng được. Lập luận của nàng hướng đến sự khẳng định đó.
c.             Phẩm chất cao quý nhất của người phụ nữ thời đó là:
-              Tình yêu, thủy chung và dũng cảm.
8.            Tâm li đầy mâu thuẫn của Xi-ta: một mặt muốn “từ bỏ tấm thân nàng cho ngọn lửa” mặt khác lại cầu xin thần lửa A-nhi “tìm cách báo vệ con” là để:
-              Muốn chết vì căm giận bởi Ra-ma buộc tội và ruồng bỏ oan ức.
-              Muốn sống để khẳng định mình trong sạch trước mọi người.
-              Xi-ta có sự mâu thuẫn mãnh liệt giữa con người cá nhân và con người cộng đồng trong bản thân. Nhưng ước muốn được sống để chứng minh mình vô tội là mạnh hơn muốn chết.
9.            Thái độ của Ra-ma và những người xung quanh khi Xi-ta bước vào lửa
-              Lắc-ma-na cố nén giận nhìn Ra-ma.
-              Ra-ma trông khủng khiếp như thần chết, ngồi dán mắt xuống đất.
-              Ai nấy, già cũng như trẻ, đau lòng đứt ruột xem Xi-ta trong giàn hỏa.
-              Các phụ nữ bật ra tiếng kêu khóc thảm thương.
-              Loài Rắc-sa-xa lẫn loài Va-na-ra cùng kêu khóc vang trời.
-              Nhận xét: + Mọi người có mặt đều yêu thương Xi-ta.
+ Cảnh Xi-ta bước vào dàn lửa là đỉnh điểm xung đột của văn bản, nó cho thấy quyết tâm của Xi-ta để khẳng định mình, cho dù phải đối mặt với cái chết. Điều này thể hiện tấm lòng dũng cảm của Xi-ta.
10.          Phẩm chất cao quý nhất của người anh hùng Ấn Độ cổ đại
-              Sống với bổn phận của người anh hùng.
-              Tuân thủ những nguyên tắc của cộng đồng.
-              Biết đặt tình cảm riêng tư sau tình cảm cộng đồng.
11.          Vai trò của thần linh trong văn bản
-              Rất mờ nhạt.
-              Văn bản xuất hiện thần linh hai lần, đều gián tiếp, được nói đến chứ không được miêu tả cụ thể.
+ Nữ thần Đất sinh ra Xi-ta.
+ Xi-ta cầu xin thần lửa A-nhi giúp mình.
-              Toàn bộ văn bản là sự xung đột giữa nghĩa vụ và bổn phận của con người, chứ không hề có xung đột gì với thần như trong sử thi I-li-át của Hô-me-rơ.

Xem thêm >>> Tìm hiểu cơ bản về đoạn trích "Uy lít xơ trở về"

Trên đây là những kiến thức căn bản về đoạn trích "Rama buộc tội" mà đã tổng hợp và sưu tầm được, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc bạn học tập tốt <3

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK