Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Căn bậc ba lớp 9

Trong bài viết này  sẽ giới thiệu tới các bạn một nội dung học rất quan trọng và xuất hiện rất nhiều trong các đề thi. Đó chính là Toán 9 căn bậc 3 lý thuyết!

I. Lý thuyết

1. Khái niệm căn bậc ba 

+ Với một số bất kỳ ta áp dụng công thức tính căn bậc 3 như sau: \((x^3=a)\)

+ Ký hiệu tổng quát như sau: \(\root 3 \of a \)

Như vậy \({\left( {\root 3 \of a } \right)^3} = a\)

Khác với căn bậc hai, ta hoàn toàn có thể tìm được căn bậc ba của mọi số thực.

2. Các tính chất

a) \(\root 3 \of {ab}  = \root 3 \of a .\root 3 \of b \)

b) Với b ≠ 0, ta có \(\displaystyle \root 3 \of {{a \over b}}  = {{\root 3 \of a } \over {\root 3 \of b }}\)

3. Áp dụng 

Áp dụng vào các biểu thức thực tế cho ra các lưu ý sau đây:

a) \(a\root 3 \of b  = \root 3 \of {{a^3}b}\)

b) \(\displaystyle \root 3 \of {{a \over b}}  = {{\root 3 \of {a{b^2}} } \over b}\)

c) Áp dụng hằng đẳng thức \(\left( {A \pm B} \right)\left( {{A^2} \mp  AB + {B^2}} \right) = {A^3} \pm {B^3}\), ta có:

\(\eqalign{& \left( {\root 3 \of a \pm \root 3 \of b } \right)\left( {\root 3 \of {{a^2}} \mp \root 3 \of {ab} + \root 3 \of {{b^3}} } \right) \cr& = {\left( {\root 3 \of a } \right)^3} \pm {\left( {\root 3 \of b } \right)^3} = a \pm b \cr} \)

 Do đó

\(\eqalign{& {M \over {\root 3 \of a \pm \root 3 \of b }} \cr& = {{M\left( {\root 3 \of {{a^2}} \mp \root 3 \of {ab} + \root 3 \of {{b^2}} } \right)} \over {\left( {\root 3 \of a \pm \root 3 \of b } \right)\left( {\root 3 \of {{a^2}} \mp \root 3 \of {ab} + \root 3 \of {{b^2}} } \right)}} \cr& = {{M\left( {\root 3 \of {{a^2}} \mp \root 3 \of {ab} + \root 3 \of {{b^2}} } \right)} \over {a \pm b}} \cr} \)

Căn bậc ba

II. Giải bài tập toán 9 căn bậc ba

Bài 1: Tìm căn bậc ba của các số thực và biểu thức sau:

Căn bậc ba của số a là số thực x sao cho \((x^3=a)\)

1)  \(\root 3 \of {27}  = \root 3 \of {\left( {{3^3}} \right)}  = 3\)

2) \(\root 3 \of {\left( { - 64} \right)}  = \root 3 \of {\left( { - {4}} \right)^3}  =  - 4\)

3) \(\root 3 \of 0  = 0\)

4) \(\displaystyle {1 \over {125}}\)

\(\displaystyle \root 3 \of {{1 \over {125}}}  = \root 3 \of {{{\left( {{1 \over 5}} \right)}^3}}  = {1 \over 5}\)

Bài 2: Tính \(\root 3 \of {1728} :\root 3 \of {64}\) theo hai cách.

Cách 1: Áp dụng cho từng số một, ta lần lượt tính từng căn thức sau đó áp dụng vào biểu thức như thường.

Cách 2: Sử dụng tính chất \(\sqrt[3]{A}:\sqrt[3]{B} = \sqrt[3]{{\dfrac{A}{B}}}\) \( B \ne 0.\)

Lời giải chi tiết

Cách 1: \(\root 3 \of {1728} :\root 3 \of {64}  = 12:4 = 3\)

Cách 2: \(\displaystyle \root 3 \of {1728} :\root 3 \of {64}  = \root 3 \of {{{1728} \over {64}}}  \)\(= \root 3 \of {27} = \root 3 \of {3^3}=3\)

Hy vọng rằng với những kiến thức mới về căn bậc ba lý thuyết trên đây, các bạn hoàn toàn có thể nắm chắc một cách dễ dàng và có những giờ học thư giãn và thú vị!

Bạn có biết?

Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK