Trang chủ Lớp 7 Ngữ văn Lớp 7 SGK Cũ Bài 24 Ngữ Văn 7 Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) - Ngữ văn 7

Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) - Ngữ văn 7

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Cách chuyển đổi câu chủ động và câu bị động

a. Hai câu sau có gì giống nhau và có gì khác nhau?

(1) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm “hóa vàng”   

(2) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hóa vàng” [...] 

(Vũ Bằng) 

  • Hai câu trên
    • Giống nhau: miêu tả cùng một sự việc.
    • Khác nhau: Câu (a) có dùng từ được, câu (b) không dùng từ được.

b. Trình bày các quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

  • Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành một kiểu câu bị động.
    • Có hai cách: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
      • Chuyển từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu cầu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy. 
      • Chuyển từ chỉ đối tượng của hoạt động trên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến đổi từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. 
    • Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.

c. Những câu sau đây có phải câu bị động không? Vì sao?

(1) Bạn em được giải nhất trong kì thi học sinh giỏi.

(2) Tay em bị đau.

  • Những câu có các từ bị / được nhưng không phải là câu bị động.
  • Vì chủ ngữ trong hai câu này không phải là đối tượng được hoạt động của người hay vật khác hướng vào.

1.2. Ghi nhớ

  • Có hai cách: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
    • Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu cầu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy. 
    • Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động trên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến đổi từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. 
  • Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.

2. Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)

Để ôn lại kiến thức về câu chủ động, câu bị động, các em có thể tham khảo

bài soạn Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo).

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK