Trang chủ Lớp 7 Ngữ văn Lớp 7 SGK Cũ Bài 23 Ngữ Văn 7 Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động - Ngữ văn 7

Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động - Ngữ văn 7

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Câu chủ động và câu bị động

Tìm chủ ngữ trong các câu sau:

(1) Mọi người yêu mến em.

(2) Em được mọi người yêu mến.

  • Mọi người / yêu mến em.

     C                        V

  • Em / được mọi người yêu mến.

      C                    V

Chủ ngữ của hai câu trên có ý nghĩa khác nhau như thế nào?

  • Ở câu (1), chủ ngữ "Mọi người" là chủ thể của hành động "yêu mến" hay "em" là chủ thể của hoạt động "yêu mến".
  • Ở câu (2), chủ ngữ "Em" là chủ thể của hành động "yêu mến" hay "mọi người" là chủ thể của hoạt động "yêu mến".

Câu (1) là câu chủ động, câu (2) là câu bị động. Vậy thế nào là câu chủ động và thế nào là câu bị động?

→ Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác - chủ ngữ chỉ chủ thể hành động.

→ Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào - chủ ngữ chỉ đối tượng của hoạt động.

1.2. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Cho hai câu:

(1) Mọi người yêu mến em.

(2) Em được mọi người yêu mến.

Hãy chọn câu thích hợp để điền vào chỗ có dấu ba chấm trong đoạn văn sau và giải thích tại sao em lại làm như vậy:

- Thuỷ phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.

Một tiếng "ồ" nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là "vua toán" của lớp từ mấy năm nay ... Tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.

(Theo Khánh Hoài)

  • Câu (a) được chọn để điền vào đoạn trích:

– Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại. 

Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay. Em được mọi người yêu mến, tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.

  •  Câu (a) được chọn vì nó giúp các câu văn trong đoạn văn liên kết chặt hơn. Câu trước đó đã nói về Em tôi, nên câu điền vào cũng nói về Em cho dễ hiểu.

1.3. Ghi nhớ

  • Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người hoặc vật khác (Chỉ chủ thể của hoạt động).
  • Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật hoạt động của người, vật khác hướng vào (Chỉ đối tượng của hoạt động).
  • Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại, chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.

2. Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Để nắm được các khái niệm cũng như mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, các em có thể tham khảo

bài soạn Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK