Câu đặc biệt - Ngữ văn 7

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Thế nào là câu đặc biệt

Cho ba câu sau:

- Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm em giật mình. Em bước vào lớp. 

Câu được in đậm có cấu tạo như thế nào? Hãy thảo luận với các bạn và lựa chọn một câu trả lời đúng. 

  • Câu in đậm “Ôi, em Thủy” là câu có cấu tạo không theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ. 
  • Chọn câu C: Đó là câu không thể có chủ ngữ, vị ngữ.

→ Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

2. Tác dụng của câu đặc biệt

Xem bảng sau đây, chép vào vở và đánh giấu X vào ô trống thích hợp

 

(1) Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi.

(Nguyên Hồng)

(2) Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.

(Nam Cao)

(3) "Trời ơi!". Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn.

(Khánh Hoài)

(4) An gào lên:

- Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!

- Chị An ơi!

Sơn đã nhìn thấy chị.

(Nguyễn Đình Thi)
 

Tác dụng/ Câu đặc biệt Bộc lộ cảm xúc Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng Xác định thời gian, nơi chốn. Gọi đáp
Một đêm mùa xuân     X  
Tiếng reo, tiếng vỗ tay   X    
Trời ơi X      

- Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!

- Chị An ơi!

      X

1.2. Ghi nhớ

  • Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
  • Câu đặc biệt thường được dùng để:
    • Xác định thời gian, nơi chốn.
    • Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
    • Bộc lộ cảm xúc.
    • Gọi đáp.

2. Soạn bài Câu đặc biệt

Để nắm được nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Câu đặc biệt.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK