Sài Gòn tôi yêu - Ngữ văn 7

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Minh Hương quê ở Quảng Nam, sống ở Sài Gòn trên 50 năm.
  • Có nhiều tác phẩm viết về Sài Gòn.

b. Tác phẩm

  • Xuất xứ
    • Viết tháng 12 - 1990.
    • Đây là bài viết mở đầu tập tuỳ bút - bút kí "Nhớ Sài Gòn"
  • Thể loại: Tùy bút
  • Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả
  • Bố cục: Chia làm 3 đoạn
    • Đoạn 1. Từ đầu ... "tông chi họ hàng": Nêu những ấn tượng chung về Sài Gòn, tình yêu của tác giả đối với thành phố ấy.
    • Đoạn 2. Từ "Ở trên đất này" ..."năm triệu": Cảm nhận của tác giả về phong cách con người Sài Gòn.
    • Đoạn 3. Còn lại: Khẳng định lại tình yêu Sài Gòn của tác giả.

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Ấn tượng chung và tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn

* Ấn tượng chung của tác giả về Sài Gòn

  • Là thành phố trẻ.
    • Biện pháp nghệ thuật: So sánh
    • Dẫn chứng
      • "Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi đương già".
      • "300 năm so với 5000 năm tuổi của đất nước.

→  Sài Gòn trẻ như một cây tơ đương độ nõn nà

⇒ Khẳng định Sài Gòn là thành phố trẻ trung dạt dào sức xuân, sức sống đang trên đà thay da đổi thịt từng ngày.

  • Thiên nhiên khí hậu
    • Mưa nắng thất thường, thay đổi đột ngột.
      • Khí hậu nhiệt đới: Nắng lắm, mưa nhiều
      • Thời tiết trong ngày thay đổi thất thường
      • Không có mùa đông.
  • Cuộc sống
    • Sôi động náo nhiệt, đa dạng trong những thời điểm khác nhau. Nhưng có khi nhịp sống cũng rất tĩnh lặng, thanh bình.
  • Con người
    • Sống hoà hợp, đoàn kết; cởi mở, chân thành, bộc trực, rất kiên cường,bất khuất
    • Con gái Sài Gòn tự nhiên, duyên dáng .

* Tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn

  • Biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ "tôi yêu" nhắc lại 6 lần
    • Yêu thành phố nồng nhiệt, tha thiết
    • Quí mến, trân trọng, cảm phục con người Sài Gòn
    • Muốn đóng góp sức mình cho Sài Gòn mong mọi người đều yêu Sài Gòn .

→ Tác giả yêu Sài Gòn với một tình yêu dạt dào, chân thành vfa tha thiết.

b. Đặc điểm và phong cách con người Sài Gòn

* Đặc điểm dân cư

  • Người bốn phương tụ họp nhưng hòa hợp, không phân biệt nguồn gốc
  • Họ là những con người cởi mở, mến khách

* Phong cách con người Sài Gòn

  • Ăn nói tự nhiên, hể hả, dễ dãi
  • Ít dàn dựng, tính toán
  • Chân thành, bộc trực

→ Chân thành, cởi mở, trọng tình nghĩa

  • Phong cách các cô gái Sài Gòn
    • Nét đẹp trang phục
      • Nón vải trắng
      • Áo bà ba trắng
      • Quần đen rộng
      • Giầy bố trắng.
    • Nét đẹp giao tiếp
      • Chào người lớn thì chắp hai tay lại và xá,
      • Bạn bè trang lứa thì hơi cúi đầu và cười
    • Nét đẹp dáng vẻ: Dáng đi khoẻ khoắn mạnh dạn, yểu điệu, thướt tha, ...
    • Tinh thần yêu nước
      • Bất khuất, dấn thân vào khó khăn, nguy hiểm
      • Có khi hy sinh cả tính mạng.

→ Giản dị mà tươi tắn, khỏe mạnh mà dịu dàng, lễ độ nhún nhường mà tự tin, mạnh mẽ và bất khuất, kiên cường.

⇒ Tác giả gần gũi, hiểu và yêu con người, phong cách con người Sài Gòn.

c. Tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn

  • Tác giả yêu Sài Gòn - một mối tình dai dẳng và bền chặt.
  • Mong muốn mọi người cũng hãy yêu Sài Gòn.

→ Một lần nữa khẳng định tình yêu Sài Gòn hơn 50 năm dài bồn chồn của tác giả

  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Sài Gòn là một thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn về thiên nhiên và khí hậu
      • Người Sài Gòn phong cách cởi mở, bộc trực, chân thành, trọng đạo nghĩa
      • Thể hiện tình cảm sâu đậm của tác giả đối với Sài Gòn
    • Nghệ thuật

      • Lời văn miêu tả giàu cảm xúc
      • Giọng văn nhẹ nhàng, tình cảm
      • Sử dụng thành công một số biện pháp nghệ thuật: So sánh, ẩn dụ, điệp ngữ và nhân hóa
    • Ý nghĩa

      • Văn bản là lời bày tỏ tình yêu tha thiết, bền chặt của ác giả đối với thành phố Sài Gòn.

Ví dụ

Đề bài 1: Nêu những nét đặc sắc về cảnh đẹp quê hương em.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài

  • Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích
    • Cảnh gì?
    • Ở đâu?

2. Thân bài

a. Tả bao quát

  • Màu sắc, mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào?

b. Tả chi tiết

  • Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị...
  • Sinh hoạt của con người trong cánh

3. Kết bài

  • Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả


Đề bài 2: Tả cảnh đẹp của đồng lúa chín ở quê em.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài

  • Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh cánh đồng lúa chín)
  • Thời gian miêu tả...

2. Thân bài

a. Tả bao quát

  • Nêu đặc điểm nổi bật của cánh đồng (có thể là màu sắc của cánh đồng, mây, nước, đất, đường....).

b. Tả chi tiết

  • Cánh đồng bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).
  • Vẻ đẹp của cánh đồng lúa vào các buổi trong ngày
    • Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.
    • Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.
    • Chiều tà: Ông mặt trời gác núi , cánh đồng thì thầm ca hát như kể chuyện về mình.
    • Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.

3. Kết luận

  • Cảm xúc của em trước vẻ đẹp của cánh đồng lúa chín đã tả.

Bài văn mẫu

     Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ. Quê hương em có biết bao nhiêu cảnh đẹp.  Mỗi chiều đi học về em lại được đắm mình trong cảnh đẹp cánh đồng lúa quê em.

     Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người, đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.

Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.

Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.

Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

     Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cảnh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.

3. Soạn bài Sài Gòn tôi yêu

“Sài Gòn tôi yêu” là tùy bút đậm chất thơ được tác giả Minh Hương viết vào cuối tháng 12 - 1990 và in trong tập “Nhớ Sài Gòn” (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh - 1994). Nội dung bài văn thể hiện tình cảm yêu mến chân thành, nồng nhiệt và sự gắn bó sâu đậm của tác giả đôi với vùng đất trù phú này cùng với những chủ nhân của nó. Để tìm hiểu kĩ hơn về tác phẩm, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Sài Gòn tôi yêu.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Sài Gòn tôi yêu

Sau 20 năm bài tùy bút này ra đời, Sài Gòn đã có nhiều thay đổi to lớn. Thành phố Sài Gòn rộng lớn ra, cao vút lên, đẹp lộng lẫy như một bức tranh. Tuy vậy, tác giả Minh Hương đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng khó phai về Sài Gòn - mảnh đất thân thương của đất nước Việt Nam yêu dấu, xứng đáng mang tên Chủ tịch Hồ Chi Minh vĩ đại. Để cảm nhận về tác phẩm một cách sâu sắc, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK