Gọi trọng lượng của cục nước đá khi chưa tan là \(P_đ\)
Thể tích của phần nước bị cục đá chiếm chỗ là \(V_1\)
Trọng lượng riêng của nước là \(d_n\)
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên cục nước đá khi chưa tan là \(F_A\)
Ta có : \(P_đ=F_A=V_1.d_n \Rightarrow V_1= \dfrac{P_đ}{d_n}\) (1)
Gọi thể tích nước sau khi cục nước đá tan hết là \(V_2\) , trọng lượng của phần nước là \(P_2\).
Ta có : \(V_2=\dfrac{P_2}{d_n}\)
Vì khối lượng của cục nước đá và khối lượng của lượng nước sau khi cục nước đá tan hết phải bằng nhau, nên : \(P_2=P_đ\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra : \(V_1=V_2\)
Vậy thể tích của phần nước bị đá chiếm chỗ đúng bằng thể tích của nước trong cốc nhận được khi cục nước đá tan hết . Do đó mực nước trong cốc không thay đổi.
Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK