Chữa lỗi về quan hệ từ - Ngữ văn 7

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ

  • Lỗi ngữ pháp
    • Thiếu quan hệ từ
      • Ví dụ minh họa
        • Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác.
          • Thiếu quan hệ từ ở giữa các bộ phận của câu
          • Chữa lại: Đừng nên nhìn hình thức (hoặc "để) đánh giá kẻ khác.
    • Thừa quan hệ từ
      • Ví dụ minh họa
        • Về hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung.
          • Thừa quan hệ từ "về" → Thừa quan hệ từ "về" ⇒ Bỏ quan hệ từ "về"
          • Sửa lại: Hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung.
    • Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
      • Ví dụ minh họa
        • Nó thích tâm sự với mẹ, không thích với chị.
          • Thiếu quan hệ từ "nhưng"
          • Sửa lại: Nó thích tâm sự với mẹ, nhưng không thích với chị.
  • Lỗi về nghĩa
    • Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.
      • Ví dụ minh họa
        • Nhà em ở xa trường bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.
          • Ở đây dùng quan hệ từ "và" là không thích hợp. Vì câu này là quan hệ đối lập, tương phản → Thay từ "và" bằng từ "nhưng"
          • Sửa lại: Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.

1.2. Hướng khắc phục

  • Hiểu đúng ý nghĩa của các quan hệ từ sử dụng.
  • Xác định rõ các phần, câu cần liên kết.
  • Chọn và sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh.

→ Hiệu quả nói, viết cao.

Ví dụ

Đề bài: Phát hiện và sửa lại các lỗi về sử dụng quan hệ từ trong các đoạn văn sau:

Đoạn 1

(1) Đoạn trích Côn Sơn Ca vẽ nên cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp, nên thơ của Côn Sơn và thể hiện sự giao hòa trọng vẹn giữa con người thiên nhiên. (2) Điều đó bắt nguồn từ nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi. (3) Hình ảnh nhà thơ thật an nhàn và lịch lãm trong khung cảnh thiên nhiên. (4) Với hình ảnh nhân vật "ta" giữa cảnh Côn Sơn thực nên thơ, hấp dẫn làm sao!

Đoạn 2

(1) Nét nổi bật và bao trùm của con người Nguyễn Trãi là tấm lòng ưu ái, là hoài bão giúp đời, thờ vua, vì nước, cứu dân. (2) Vì thế tấm lòng ưu ái và những tình cảm yêu thiên nhiên được thể hiện trong đoạn trích "Côn Sơn ca" không có gì là trái ngược cả, mà nó vẫn thống nhất. (3) Ông không chỉ là người yêu nước, không chỉ là người thương dân, ông yêu thiên nhiên sâu sắc. (4) Tâm hồn thi sĩ đã hòa quyện cùng thiên nhiên, đất nước.

Đoạn 3

(1) Học xong đoạn trích "Côn Sơn ca" của Nguyễn Trãi, em rất thích. (2) Từ đó, em hiểu được tấm lòng cao cả, vì dân, vì nước của ông. (3) Tuy nhiên, đoạn trích này, hình ảnh Nguyễn Trãi hiện lên là một con người hoàn toàn khác, yêu thiên nhiên, gắn bó, chan hòa và thiên nhiên. (4) Tất cả mọi vật như ngừng lại để chỉ còn Nguyễn Trãi - một thi sĩ với cảnh trí Côn Sơn tươi đẹp. (5) Tâm hồn thi si, cái "ta" của Nguyễn Trãi đang giao hòa với cảnh vật Côn Sơn.

Gợi ý làm bài

a. Ở đoạn văn 1

  • Lỗi sai
    • Thiếu quan hệ từ "với" ở câu (1)
    • Thừa quan hệ từ "với" ở câu (4)
  • Sửa lại
    • Câu (1) thêm quan hệ từ "với".
    • Câu (4) bỏ quan hệ từ "với".

(1) Đoạn trích "Côn Sơn Ca" vẽ nên cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp, nên thơ của Côn Sơn và thể hiện sự giao hòa trọng vẹn giữa con người với thiên nhiên. (2) Điều đó bắt nguồn từ nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi. (3) Hình ảnh nhà thơ thật an nhàn và lịch lãm trong khung cảnh thiên nhiên. (4) Hình ảnh nhân vật "ta" giữa cảnh Côn Sơn thực nên thơ, hấp dẫn làm sao!

b. Ở đoạn văn 2

  • Lỗi sai
    • Ở câu (3)
      • Dùng thừa quan hệ từ "không chỉ" và cụm từ "là người" vì chúng không có tác dụng liên kết các ý trong câu văn.
      • Dùng thiếu quan hệ từ "mà". "còn"
  • Sửa lại
    • Ở câu (3)
      • Bỏ quan hệ từ "không chỉ" và cụm từ "là người".
      • Thêm quan hệ từ "mà". "còn"

(1) Nét nổi bật và bao trùm của con người Nguyễn Trãi là tấm lòng ưu ái, là hoài bão giúp đời, thờ vua, vì nước, cứu dân. (2) Vì thế tấm lòng ưu ái và những tình cảm yêu thiên nhiên được thể hiện trong đoạn trích "Côn Sơn ca" không có gì là trái ngược cả, mà nó vẫn thống nhất. (3) Ông không chỉ là người yêu nước, thương dân mà ông còn yêu thiên nhiên sâu sắc. (4) Tâm hồn thi sĩ đã hòa quyện cùng thiên nhiên, đất nước.

c. Ở đoạn văn 3

  • Ở câu (3) sai vì
    • Thiếu quan hệ từ "qua"
    • Dùng quan hệ từ  "và" không thích hợp về nghĩa.
  • Ở câu (5) sai
    • Dùng sai quan hệ từ "với"
  • Sửa lại
    • Ở câu (3)
      • Thêm quan hệ từ "qua".
      • Thay quan hệ từ  "và" bằng "với".
    • Ở câu (5)
      • Thay quan hệ từ  "với" bằng "cùng"

(1) Học xong đoạn trích "Côn Sơn ca" của Nguyễn Trãi, em rất thích. (2) Từ đó, em hiểu được tấm lòng cao cả, vì dân, vì nước của ông. (3) Tuy nhiên, qua đoạn trích này, hình ảnh Nguyễn Trãi hiện lên là một con người hoàn toàn khác, yêu thiên nhiên, gắn bó, chan hòa với  thiên nhiên. (4) Tất cả mọi vật như ngừng lại để chỉ còn Nguyễn Trãi - một thi sĩ với cảnh trí Côn Sơn tươi đẹp. (5) Tâm hồn thi si, cái "ta" của Nguyễn Trãi đang giao hòa cùng cảnh vật Côn Sơn.

3. Soạn bài Chữa lỗi về quan hệ từ

Để dễ dàng thấy rõ các lỗi về quan hệ từ thường gặp, các em có thể tham khảo bài soạn Chữa lỗi về quan hệ từ.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK