Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh- soạn văn 8

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1. Lập lại bố cục bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đến Ngọc Sơn một cách hợp lí.

   - Mở bài: Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh của thủ đô Hà Nội.

   - Thân bài: Giới thiệu vị trí của hồ Hoàn Kiếm.

              Giới thiệu kích cỡ và đặc điểm của hồ (nước lụôn có màu xanh lục).

              Giới thiệu lai lịch hồ.

              Giới thiệu quang cảnh xung quanh hồ.

             Giới thiệu đền Ngọc Sơn gần bờ hồ (vị trí, quang cảnh, lai lịch).

             Giới thiệu Tháp Rùa ở giữa hồ (vị trí, quang cảnh và lai lịch).

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ, cảm xúc trước một thắng cảnh còn lưu nhiều dầu ấn lịch sử của nước nhà.

Câu 2. Nếu muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đến Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp thứ tự giới thiệu như thế nào? Hãy ghi ra giấy.

   Muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp thứ tự giới thiệu như sau :

 - Giới thiệu các phố, các công trình ven bờ hồ (Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ. Các công trình ven bờ hồ có thể kể Plaza Tràng Tiền, Bưu điện, Uỷ ban Nhân dân thành phố, đền Bà Kiệu, tượng đài quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, Nhà hát múa rối, Nhà hàng Thuỷ tạ…).

 - Giới thiệu các công trình kiến trúc xưa : Đài Nghiên, tháp Bút, Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn…

Câu 3. Nếu viết lại bài này theo bố cục ba phần, em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hóa của di tích, thắng cảnh?

Nếu viết lại bài này theo bố cục ba phần, có thể chọn những chi tiết sau:

- Chi tiết thể hiện giá trị lịch sử: từ tên gọi cũ (Lục Thuỷ) đến tên gọi hiện nay (theo sự tích Lê Lợi trả gươm).

- Chi tiết thể hiện giá trị văn hoá: các truyền thuyết đời Lê Thánh Tông, đời Vĩnh Hựu kể về Điếu Đài, về cung Khánh Thuỵ, về chùa Ngọc Sơn (sau là đền Ngọc Sơn). Tiếp đó có thể chọn các chi tiết về việc xây Tháp Bút, dựng Đài Nghiên…

Câu 4. Một nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là “chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội”. Em có thể sử dụng câu đó vào phần nào trong bài viết của mình?

   Câu của nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là “chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội” có thể sử dụng ở nhiều vị trí: trong phần mở bài, giới thiệu chung và hồ Gươm và đền Ngọc Sơn hay ở phần thân bài, ngay đầu đoạn 1 khi giới thiệu về hồ Gươm. Nhưng lại cũng có thể dùng để kết đoạn 1, trước khi chuyển sang đoạn 2, giới thiệu về đền Ngọc Sơn.

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK